Nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS 2015
Nội dung bài viết
Khái niệm
Nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó.
Cơ sở pháp lý
Điều 13. Suy đoán vô tội
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”
Phân tích nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội
Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Nguyên tắc này khẳng định chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền phán quyết, xác định một người có tội bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Chừng nào chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn là người vô tội.
Khái niệm có hành vi phạm tội và có tội là hai khái niệm khác nhau. Thực tiễn cho thấy, nhận thức xã hội về điều này còn chưa đúng. Thật đáng buồn hơn, ngay cả người tiến hành tố tụng vẫn cho rằng, đã bị khởi tố bị can, đã bị tạm giam… là có tội, vì có tội nên mới bị cơ quan điều tra tạm giam và đối xử với họ như những người có tội!
Thứ hai, nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục luật định.
Tại Điều 15 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về ngyên tắc xác định sự thật vụ án như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình có tội.”.
Để xác định một người là người phạm tội, trên cơ sở đó tiến hành truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó.
Về khách quan, họ là người phạm tội, nhưng nếu không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi được luật hình sự coi là tội phạm, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó.
BLTTHS 2015 tuy không quy định quyền im lặng của người bị buộc tội thành một nguyên tắc riêng nhưng việc quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” tại điểm d khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59; điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015 đã mặc nhiên thừa nhận quyền im lặng của những người này.
Chứng minh tội phạm là một quá trình diễn ra ở cả ba giai đoạn điều tra – truy tố – xét xử. Ba giai đoạn này độc lập nhưng lại có cơ chế giám sát, chế ước, bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm việc kết tội được chính xác, không làm oan người không phạm tội. Từng chủ thể của giai đoạn tố tụng phải có nghĩa vụ chứng minh tội phạm ở giai đoạn của mình phụ trách và chịu trách nhiệm về việc chứng minh đó.
Thứ ba, việc truy tố, xét xử phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Nội dung này nhấn mạnh yêu cầu về mặt thủ tục pháp lý, là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ pháp quyền, theo đó, thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi số một cho việc bảo vệ quyền con người chống lại sự truy bức tùy tiện.
Điều 7 của BLTTHS xác định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”. Chứng cứ sẽ vô hiệu (Điều 87), hồ sơ phải được trả lại để điều tra bổ sung (Điều 236 và 280), bản án bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại khi xét xử phúc thẩm (Điều 358) và trong thủ tục giám đốc thẩm (khoản 3 Điều 371, Điều 388) nếu phát hiện có vi phạm thủ tục tố tụng.
Trong giai đoạn điều tra, truy tố nếu không chứng minh được bị can đã thực hiện hành tội phạm mà thời hạn điều tra đã hết thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại điều 230 và điều 248 của BLTTHS 2015.
Trong giai đoan xét xử nếu không đủ căn cứ để xác định bị cáo có tội thì Hội đồng xét xử ra bản án tuyên bố bị cáo vô tội.
Thứ tư, phải đảm bảo xem xét các tình tiết vụ án 1 cách khách quan, đầy đủ.
Khách quan là dựa vào sự thật trước mắt, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý muốn con người.
Đảm bảo xem xét vụ án tình tiết vụ án một cách khách quan thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện không bị chi phối bới ý chí của người khác và không xem xét vụ án một cách phiến diện.
Đảm bảo xem xét tình tiết vụ án vụ án một cách đầy đủ là bất cứ vụ án nào cũng phải được chứng minh theo thủ tục đầy đủ theo quy định của luật tố tụng hình sự tránh tình trạng rút gọn nhằm đẩy nhanh quá trình điều tra làm bỏ sót tình tiết quan trọng vụ án làm vụ án sai lệch so với sự thật gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
Đảm bảo xem xét tình tiết vụ án một cách khách quan đầy đủ nhằm xác định sự thật vụ án một cách đúng đắn chính xác nhất, từ đó xem xét bị cáo có tội hay không có tội để đưa ra một bản án xét xử đúng người đúng tội.
Trong thực tế hoạt động tố tụng hình sự có nhiều người bị buộc tội, bị truy tố trước Tòa án nhưng Tòa án không kết tội, bản án của Tòa án đã tuyên bố người bị buộc tội không phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Có người bị buộc tội đã có bản án có hiệu lực pháp luật nhưng người bị kết án đó vẫn được quyền suy đoán là mình vô tội, đó là khi họ bị kết án oan.
>>> Xem thêm: Luật sư hình sự tại Vĩnh Phúc
Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội
Một là, nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ đáp ứng yêu cầu chứng minh: Chứng minh trong tố tụng hình sự là hoạt động cực kỳ phức tạp, không chỉ là những hành vi khách quan, những hậu quả thực tế mà còn cả những yếu tố tâm lý của người bị buộc tội. Mọi sai lầm trong chứng minh nhiều khi có thể phải trả giá bằng sinh mệnh của con người. Do đó, nếu chỉ chứng minh theo hướng suy đoán có tội thì rất dễ dẫn đến việc coi tố tụng hình sự chỉ đơn thuần là việc bắt người và ra bản án kết tội kèm theo những hình phạt cụ thể. Việc định kiến người bị buộc tội là người có tội là hết sức nguy hiểm.
Hai là, nguyên tắc suy đoán vô tội còn bảo vệ được quyền của người bị buộc tội.
Bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền. Một người luôn vô tội khi nhà nước không chỉ ra được những bằng chứng chống lại điều này và chứng minh được họ có tội.
Nguyên tắc này bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng ngược lại.
Ba là, nguyên tắc suy đoán vô tội có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa.
Nếu đã bị coi là có tội ngay từ khi chưa xét xử thì việc thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội chỉ còn là hình thức. Người bào chữa là người được đào tạo chuyên nghiệp về nghiệp vụ bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của bị cáo. Họ được nghiên cứu hồ sơ vụ án trên cơ sở am hiểu các quy định của pháp luật và được bị cáo hoặc gia đình bị cáo ủy quyền để bảo vệ cho các quyền và lợi ích chính đáng của bị cáo. Sự có mặt của người bào chữa nhằm đưa ra các luận cứ chứng minh sự vô tội của bị cáo hoặc đưa ra các lập luận đồng ý hay không đồng ý với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát về tội danh cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Viện kiểm sát buộc tội. Đảm bảo quyền bào chữa là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền con người.
Kết luận
Suy đoán vô tội là một nguyên tắc tiến bộ. Nguyên tắc này bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng ngược lại. Ngoài ra, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng đặt ra yêu cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm. Vì vậy, việc bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cần được coi là một trong những nguyên tắc trụ cột và là một nhu cầu cấp thiết nhằm thực hiện đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là nội dung phân tích của Luật sư – Công ty luật TGS về Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015, để biết thêm thông tin hoặc những nội dung mới về pháp luật hình sự vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1900.8698
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!