IT Nhâm Hoàng Khang bị bắt: Tội danh và mức án phải đối mặt
IT Nhâm Hoàng Khang bị bắt: Tội danh và mức án phải đối mặt

IT Nhâm Hoàng Khang bị bắt: Tội danh và mức án phải đối mặt

Ngày 04/10/2021 Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nhâm Hoàng Khang (34 tuổi, cư trú tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) để điều tra mở rộng về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Khang đã sử dụng trình độ tin học cao của mình đã xâm nhập dữ liệu mạng máy tính của website liên quan hoạt động cờ bạc, nắm các dữ liệu, bằng chứng của trang web rồi quay sang đe dọa sẽ tố cáo các sai phạm đến cơ quan chức năng và tống tiền hàng trăm triệu đồng.

Nhâm Hoàng Khang cũng được nhiều người biết tới khi đã tìm ra kẻ xúc phạm CEO Đại Nam: Nguyễn Phương Hằng (người đã réo tên rất nhiều nghệ sĩ như: Đàm Vĩnh Hưng, Hoài Linh, Trấn Thành, Công Vinh – Thủy Tiên,… về vấn đề tiền từ thiện và đã tạo hot cho 2 từ “Sao Kê” trên mạng xã hội). Cơ quan điều tra cũng đang mở rộng điều tra hàng loạt dấu hiệu tội phạm khác của Khang và những người liên quan. Liên quan đến vấn đề này thì Luật sư Hãng Luật TGS sẽ có một số ý kiến.

Hành vi của Nhâm Hoàng Khang sẽ bị xử lý về tội gì, với mức phạt như thế nào?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư Thành Phố Hà Nội.

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm thì người phạm “Tội cưỡng đoạt tài sản” (Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo thông tin từ Cơ quan điều tra thì Nhâm Hoàng Khang bị khởi tố về hành vi cưỡng đoạt tài sản, do đã có hành vi đột nhập vào trang web liên quan hoạt động cờ bạc, nắm các dữ liệu, bằng chứng của trang web, rồi đe dọa sẽ tố cáo các sai phạm đến cơ quan chức năng, và đã chiếm đoạt được số tiền là 400 triệu đồng. Do đó, nếu bị kết án về hành vi này thì Nhân Hoàng Khang sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 07 năm tù đến 15 năm tù, theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về việc xử phạt những loại hành vi xâm nhập dữ liệu mạng máy tính để lấy thông tin cá nhân đã đủ tính răn đe chưa? Có cần đề xuất tăng mức phạt lên hay không?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư Thành Phố Hà Nội.

Những hành vi “cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ” sẽ bị xử lý hình sự về “Tội xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác” (Điều 289 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, người phạm tội này sẽ có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 12 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 217 cũng đã quy định nhiều tội danh khác có liên quan như: Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285), Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288) và Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290).v.v..

Hiện nay, pháp luật đã có rất nhiều quy định để ngăn chặn, phòng chống và xử lý các hành vi xâm nhập trái phép mạng máy tính, đánh cắp dữ liệu nói chung và thông tin cá nhân nói riêng. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm này vẫn đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, làm phát sinh nhiều hệ lụy khác như: Việc sử dụng trái phép thông tin cá nhân, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, cũng như đặt ra những thách thức rất lớn cho vấn đề an ninh mạng hiện nay. Vì vậy, các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan cần phải nâng cao hiệu quả của công tác bảo mật thông tin, quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, tăng cường tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm.

Theo Luật sư, người sử dụng mạng cần làm gì để bảo vệ thông tin cá nhân của mình?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư Thành Phố Hà Nội.

Trước hết, người dùng mạng cần nâng cao ý thức cảnh giác, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, cũng như có các biện pháp phù hợp, để bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng. Chỉ nên sử dụng các dịch vụ trực tuyến (cần cung cấp các thông cá nhân) của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, đã có thương hiệu và uy tín, không cung cấp thông tin cá nhân cho người khác khi không thực sự cần thiết và không đảm bảo sự tin tưởng.  

Mặt khác, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, hoặc có việc thông tin cá nhân bị lộ, hoặc sử dụng trái phép thì cần ngay lập tức thông báo đến các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các cơ quan chức năng để có thể kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, cũng như bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không thương lượng, thỏa hiệp với những đối tượng vi phạm, tránh việc trở thành nạn nhân, bị lừa đảo, hoặc cưỡng đoạt tài sản.

»BÁO CHÍ ĐĂNG TIN:

Tạp trí Điện tử Luật sư Việt Nam (Cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS: https://lsvn.vn/nham-hoang-khang-se-phai-doi-mat-voi-muc-an-nao1633506218.html

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!