Phở Thìn: Nhượng quyền nhãn hiệu mình không sở hữu?

Mới đây, mạng xã hội đang xôn xao về vụ việc tranh chấp thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc nổi tiếng. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào? Và nhãn hiệu của thương hiệu đang do ai nắm giữ? Hãy cùng Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc công ty Luật TGS đưa ra những nhận định, đánh giá liên quan tới vụ việc trên.

Với việc thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ đã được đăng ký bảo hộ vào năm 2005, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc có vi phạm sở hữu trí tuệ không? Cần xác định dựa trên những yếu tố cơ bản nào?

Không có nhãn hiệu Phở Thìn Bờ Hồ nào được đăng ký bảo hộ năm 2005.

Chỉ có nhãn hiệu Phở Thìn được đăng ký bảo hộ năm 2003 do Ông Bùi Chí Đạt là chủ đơn. Năm 2013 nhãn hiệu hết hạn. Đến năm 2014 Ông Bùi Chí Đạt đăng ký lại nhãn hiệu Phở Thìn và được cấp văn bằng bảo hộ đến năm 2024.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu “Phở Thìn 13 Lò Đúc” không vi phạm về luật sở hữu trí tuệ. Bên Cục SHTT vẫn tiếp nhận đơn. Tuy nhiên đến giai đoạn thẩm định nội dung, có nhãn Phở Thìn của Ông Bùi Chí Đạt đã được cấp văn bằng bảo hộ và văn bằng đó còn thời hạn thì nhãn hiệu “Phở Thìn 13 Lò Đúc” do ông Nguyễn Trọng Thìn đăng ký sẽ khó được cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đây là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, có thể yêu cầu các công ty thuộc hệ sinh thái Phở Thìn 13 Lò Đúc đổi tên hay không?

Việc tiến hành nộp đơn đăng ký không phải là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên việc sử dụng nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ mà không được người đó cho phép là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần của nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó.

Trong trường hợp Ông Bùi Chí Đạt đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phở Thìn. Ông Đạt không cho phép bất kỳ tổ chức cá nhân nào sử dụng nhãn hiệu Phở Thìn thì các bên sử dụng nhãn hiệu này được coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Ông Đạt. Khi đó Ông Đạt có quyền xử lý xâm phạm nhãn hiệu với các cá nhân tổ chức đó và yêu cầu họ không được phép sử dụng tên nhãn hiệu của mình.

Tuy nhiên, pháp luật có quy định rằng, trong một số trường hợp, người thứ ba (không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ) có quyền sử dụng chính nhãn hiệu được bảo hộ hoặc nhãn hiệu (dấu hiệu) tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đó. Trong những trường hợp như vậy; việc sử dụng dấu hiệu không bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với Nhãn hiệu; dấu hiệu được sử dụng không bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Dấu hiệu được sử dụng là đối tượng được bảo hộ theo pháp luật. Ví dụ Phở Thìn là tên thương mại đã được sử dụng từ trước khi nhãn hiệu Phở Thìn của Ông Đạt được cấp văn bằng bảo hộ. Tên thương mại đã được Ông Thìn đăng ký hộ kinh doanh và có trên biển hiệu cửa hàng của Ông từ lâu.

Trường hợp 2: Việc sử dụng dấu hiệu thuộc trường hợp “sử dụng trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ”.

Theo đó, nếu Ông Đạt xử lý xâm phạm nhãn hiệu mà nhãn hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc của Ông Thìn rơi vào trường hợp như trên thì Ông Thìn vẫn được phép sử dụng.

Trường hợp Phở Thìn 13 Lò Đúc chưa được bảo hộ về nhãn hiệu, việc nhượng quyền thương mại có thể xảy ra không ? Vì sao ? Căn cứ là gì, Thưa Luật sư ?

Nhãn hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc chưa được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì việc nhượng quyền thương mại là không thể xảy ra.

 Theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại 2005 quy định thì:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Việc nhượng quyền được gắn với nhãn hiệu hàng hóa. Theo đó bên nhượng quyền cần là chủ sở hữu nhãn hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ, mô hình kinh doanh nhượng quyền. Tuy nhiên, nhãn hiệu chưa được bảo hộ thì chưa xác nhận được bên nhượng quyền là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó. Vì vậy việc nhượng quyền là không thể xảy ra.

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Bài ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã được đăng tải trên Báo Kinh Tế & Đô Thị – Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội: https://kinhtedothi.vn/sua-doi-thue-tncn-luat-phai-theo-sat-voi-bien-dong-thuc-te-doi-song.html

Bài ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã được đăng tải trên Tạp chí tri thức trực tuyến ZingNew: https://zingnews.vn/nhung-van-de-phap-ly-vu-tranh-chap-thuong-hieu-pho-thin-13-lo-duc-post1406706.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!