đăng ký mã số mã vạch
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Sản phẩm muốn được xuất khẩu hay đưa vào kinh doanh tại siêu thị thì sản phẩm đó phải đảm bảo được các yêu cầu về an toàn thực phẩm,… và đặc biệt phải được gắn mã số mã vạch. Để được cấp mã vạch thì doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký mã số mã vạch với cơ qua nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch gồm những gì, nộp ở đâu, thủ tục thực hiện như thế nào ? Bài viết này Luật TGS sẽ tư vấn chi tiết.

Mã số mã vạch là gì ?

Mã số mã vạch là 1 dãy số được dán trên hàng hóa, dãy số này chứa tất cả các thông tin của nhà sản xuất khi sử dụng phần mềm chuyên dụng để quét, nó giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra và biết được xuất xứ, từ đó tạo lòng tin và sự an tâm hơn khi người tiêu dùng chọn lựa.

Cấu tạo của mã số mã vạch gồm 2 phần chính gồm:

– Mã số GS1: Đây là cấu trúc mã số tiêu chuẩn có tác dụng nhận dạng sản phẩm tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

– Mã vạch GS1: Là một dãy các vạch và cách nhau bởi các khoảng trống song song được thiết kế dựa trên nguyên tắc mã hoá nhất định để chứa dữ liệu về sản phẩm đó.

– Mã số mã vạch giúp kiểm soát được chất lượng, số lượng hay đơn vị cung cấp,…

Ví dụ về mã số mã vạch được gắn trên sản phẩm:

ví dụ về mã số mã vạch gắn trên hộp sữa
Ví dụ về mã vạch gắn trên hộp sữa

Lợi ích khi đăng ký mã vạch sản phẩm

Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ giúp quản lý sản phẩm dễ dàng hơn. Không những thế nó còn có rất nhiều lợi ích, như:

– Giúp cho sản phẩm có thể được phép xuất khẩu hay phân phối vào các hệ thống siêu thị,…

– Mã vạch giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của doanh nghiệp khác;

– Tạo thuận lợi và tăng năng suất hiệu quả của việc buôn bán và quản lý hàng hóa giúp nhanh chóng tính tiền, xuất hóa đơn phục vụ khách hàng;

– Tiết kiệm thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;

– Đảm bảo tính chính xác nhờ sử dụng mã số mã vạch;

– Khách hàng sử dụng sản phẩm có thể thông qua mã vạch biết được nguồn gốc sản phẩm;

– Phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sản phẩm;

– Phục vụ cho hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Điều kiện để được đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

– Phải là tổ chức có Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định thành lập hợp pháp.

– Đầy đủ giấy tờ và nộp phí đầy đủ theo quy định.

Thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm năm 2023

Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm dự định đăng ký sử dụng mã vạch

Theo quy định thì tổng chủng loại sản phẩm dự định đăng ký mã vạch được xác định gồm: dưới 100 sản phẩm, trên 100 dưới 1.000 sản phẩm, trên 1.000 dưới 10.000 sản phẩm và trên 10.000 dưới 100.000 sản phẩm.

Tùy vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp chọn tổng chủng loại sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Kê khai hồ sơ trực tuyến

Theo quy định mới thì doanh nghiệp cần phải kê khai hồ sơ trực tuyến trên website của Trung tâm mã số, mã vạch Quốc gia. Xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch online

Bước 3: Nộp phí đăng ký mã số mã vạch

Doanh nghiệp có thể đóng phí trực tiếp hoặc chuyển khoản cho Trung tâm mã số, mã vạch Quốc Gia.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm

Sau khi đã kê khai đầy đủ hồ sơ trực tuyến và đóng phí, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu mà chúng tôi đã nêu cụ thể ở trên nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có địa chỉ ở số 8 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Thành phần hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm bao gồm các giấy tờ sau đây:

Đơn đăng ký mã số mã vạch hàng hóa theo Mẫu số 12 Nghị định 13/2022/NĐ-CP (01 bản);

– Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh (01 bản);

– Ủy nhiệm chi hoặc biên lai chuyển khoản (nếu có);

– Giấy ủy quyền nếu người ký đơn không phải là người đại diện (01 bản).

Bước 5: Thẩm định hồ sơ đăng ký mã vạch hàng hóa

Khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ theo các quy định để làm cơ sở quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Bước 6: Cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thì Tổng cục TCĐLCL có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch, đồng thời tiến hành vào sổ đăng ký và lưu vào ngân hàng mã số quốc gia.

– Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Tổng cục TCĐLCL – Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho tổ chức, cá nhân sửa đổi, hoàn thiện.

Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch trực tiếp tại trụ sở Tổng cục TCĐLCL hoặc được gửi qua bưu điện.

*Lưu ý: Sau khi được cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd. Nếu không cập nhật thì sản phẩm đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.

Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm năm 2023 hết bao nhiêu tiền ?

Theo quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC thì chi phí đăng ký mã số mã vạch gồm:

– Phí sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng): 1.000.000 đồng/mã;

– Phí sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã;

– Phí sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã;

– Đối với mã số mã vạch nước ngoài thì mức phí đăng ký là:

+ Hồ sơ ≤ 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ;

+ Hồ sơ > 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã.

Dịch vụ đăng ký mã vạch tại Công ty Luật TGS

Công ty Luật TGS rất vinh dự được đồng hành và hợp tác cung quý vị. Cam kết dịch vụ hoàn thành trong thời gian sớm nhất và chi phí hợp lý nhất.

Những lợi ích khi khách hàng ủy quyền cho Luật sư TGS đại diện làm thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm:

– Được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan;

– Được kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch hàng hóa;

– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, hoàn tất các thủ tục cần thiết khác và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm;

– Giúp khách hàng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch tại Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam;

– Tư vấn gia hạn, sửa đổi giấy chứng nhận;

– Ưu đãi bất kì dịch vụ tiếp theo tại công ty.

Trên đây là những chia sẻ và hướng dẫn về hồ sơ, thụ đăng ký mã vạch cho sản phẩm năm 2023, mọi vấn đề thắc mắc liên hệ hotline: 024.6682.8986 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu ?

Người dùng cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch nộp trực tiếp hoặc gửi thông qua đường bưu điện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam có địa chỉ ở số 8 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.

Không đăng ký mã số mã vạch sản phẩm có vi phạm luật không ?

Pháp luật Việt Nam không có quy định bắt buộc phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm mà sẽ tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sẽ bị phạt hành chính về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng do vi phạm một số quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.

Giấy chứng nhận mã số mã vạch có thời hạn bao lâu ?

Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sản phẩm có thơi hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Sản phẩm không có mã số mã vạch có đưa được vào siêu thị hay không ?

Sản phẩm muốn phân phối vào các hệ thống siêu thị nếu không có mã số mã vạch thì sẽ không được tiêu thụ tại kênh này. Ngoài sản phẩm phải được gắn mã số mã vạch thì doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm các giấy tờ như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng chỉ về chất lượng, giấy công bố sản phẩm,…

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!