Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được hoạt động hợp pháp, trừ những trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được xem như sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tạo lòng tin với khách hàng, người tiêu dùng.

Bài viết dưới đây Hãng Luật TGS sẽ nêu cụ thể các quy định liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Việt Nam.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

An toàn vệ sinh thực phẩm là việc giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm tiếng anh là food hygiene and safety.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (hay còn được gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vsattp, giấy chứng nhận vsattp, giấy vsattp, giấy phép vsattp hay chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm) là loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm về thực phẩm.

Mục đích của giấy chứng nhận vsattp nhằm chứng minh cơ sở đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh trong khâu chế biến, bảo quản thực phẩm của pháp luật.

Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ sở đó cần làm thủ tục đề nghị xin cấp với cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vsattp

Để đảm bảo an toàn, pháp luật quy định các đơn vị sau cần xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

– Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định: bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm:

+ Cơ sở dịch vụ ăn uống: các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.

+ Cơ sở bán thực phẩm: chỉ để bán thực phẩm; không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.

– Cửa hàng ăn: các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người;

– Nhà hàng ăn uống: các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc;

– Quán ăn: các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng;

– Căng tin: cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan;

– Chợ: nơi để mọi người đến mua, bán;

– Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể: dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ;

– Siêu thị : các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại;

– Hội chợ: nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Chỉ có những cơ sở thuộc Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP không thuộc diện cấp giấy phép vsattp.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vsattp như sau:

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy phép đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Để được chứng nhận là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hợp pháp, doanh nghiệp cần cung cấp các tài liệu sau:

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;

– Đơn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

Video hướng dẫn xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đầu tiên, Ban phải nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Tùy vào mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh, quy mô sản xuất thì sẽ phải nộp hồ sơ tại 1 trong các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Bộ Y tế (Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội) hoặc Bộ Công thương.

Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bạn có thể bổ sung hồ sơ nếu có thông báo, việc bổ sung này sẽ trong 30 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo. Trong 15 ngày kể từ ngày có hồ sơ hợp lệ, Cơ sở bán hàng của bạn sẽ được các cơ quan trên thẩm định.

Kết quả thẩm định có thể là “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”, trường hợp chờ hoàn thiện thì trong vòng 60 ngày phải khắc phục. Khi đã khắc phục được trong thời hạn thì cơ sở phải nộp báo cáo khắc phục theo mẫu 4 phụ lục 4 thông tư 58/2014/TT-BCT cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Trường hợp thẩm định đạt thì trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chứng cho cơ sở kinh doanh.

Thời hạn cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời hạn giải quyết 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở của bạn; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Luật vệ sinh an toàn thực phẩm đã ra đời được 8 năm là cơ sở pháp lý để hạn chế được tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng thực tế hiện nay thì số lượng những cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn đang tràn lan và hoạt động công khai, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, cần có nhiều chế tài xử lý và sự can thiệp của các cơ quan chức năng nhiều hơn để khắc phục tình trạng này.

Mọi vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 024 6682 8986 để được hỗ trợ

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu ?

Cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký xin giấy vsattp tại 1 trong các cơ quan sau đây:
– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với:
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
– Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vsattp có giá trị trong thời hạn bao lâu ?

Theo quy định thì giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn là 3 năm

Không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có bị phạt không ?

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nằm trong diện phải có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm nếu không có thì sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP.
Tùy vào hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng cho đến 60 triệu đồng và phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nếu có.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi trong trường hợp nào ?

Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận vsattp khi không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!