Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng ?

Có thể hiểu nôm na nhãn hiệu nổi tiếng là một nhãn hiệu được nhiều người biết đến, nhưng phạm vi để xác định lại khá mơ hồ. Vậy nhãn hiệu nổi tiếng là gì và các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định như thế nào và làm sao được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng ? Bài viết này Luật TGS sẽ phân tích cụ thể.

Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là gì ?

Theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ thì có thể hiểu nôm na đây là nhãn hiệu được nhiều người biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Có thể thấy, pháp luật không nhắc tới phạm vi toàn thế giới mà chỉ gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam.

=> Như vậy có nghĩa là, không quan tâm nhãn hiệu đó trên thế giới có tiếng vang như thế nào mà chỉ cần nhãn hiệu đó ở Việt Nam được nhiều người biết đến thì được coi là nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu nổi tiếng mang những đặc điểm riêng biệt, đó là những sản phẩm mang chất lượng, uy tín tốt, được số đông người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.

Một số quốc gia phân biệt thành 2 cấp độ:

– Nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trong phạm vi quốc gia.

– Nhãn hiệu rất nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên thị trường quốc tế, mang tính toàn cầu. Có thể kể đến như: Coca Cola, Microsoft, IMB, Google, McDonald’s, Nokia,… Các nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam như: Vinamilk, Vinacafe, Biti’s,…

Đặc điểm nhận biết nhãn hiệu nổi tiếng là gì ?

– Phải là 1 nhãn hiệu có tính phân biệt rất cao, thông qua một nhãn hiệu hàng hóa người tiêu dùng có thể nhận biết ngay loại hàng hóa hay dịch vụ mà họ đang sử dụng. Ví dụ khi nói đến Nokia người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến đến sản phẩm điện thoại, khi nói đến Microsoft họ sẽ nghĩ ngay đến phần mềm máy tính…

– Phải có tính phổ biến cao, được biết đến bởi nhiều người ở nhiều khu vực địa lí khác nhau;

– Có giá trị kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp. Năm 2018, giá trị thương hiệu của Google là 132,1 tỷ USD, Microsoft là 104,9 tỷ USD,…

– Là đối tượng dễ bị xâm phạm, bởi nó có độ phổ biến và giá trị thương mại cao.

Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Để xác định nhãn hiệu đó được nhiều người biết đến ở Việt Nam hay không, nếu chỉ xác định chung chung thì vẫn còn khá mơ hồ. Vì vậy, Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định về các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Cụ thể:

– Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

– Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

– Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

– Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Dựa vào các tiêu chí đánh giá trên, nếu tổ chức hoặc cá nhân muốn ghi nhận nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng thì có thể thu thập các chứng cứ, tài liệu để chứng minh nhãn của mình đáp ứng đủ các tiêu chí và chủ sở hữu sẽ phải nộp yêu cầu xem xét ghi nhận với Cục Sở hữu trí tuệ.

Làm gì để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng

Nó sẽ được bảo vệ theo cơ chế riêng, khác với bảo hộ thông thường vì nó được bảo hộ dựa trên cơ sở thực tiễn sử dụng mà không cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (quy định tại Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN)

Để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì chủ sở hữu có thể sử dụng các tài liệu quy định dưới đây để chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng:

– Thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;

– Số lượng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ;

– Giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu;

– Đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế;

– Các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền;

– Số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị;

– Xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng;

– Giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được;

– Kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.

Có thể thấy rằng, không hề đơn giản để được ghi nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng. Vì vậy, một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ có những lợi ích nhất định so với nhãn hiệu thông thường.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline tư vẫn miễn phí: (024).6682.8986 Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp đầy đủ nhất.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!