Tính xác thực khách quan liên quan đến tiền kêu gọi cứu trợ của vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên
Tính xác thực khách quan liên quan đến tiền kêu gọi cứu trợ của vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên

Tính xác thực khách quan liên quan đến tiền kêu gọi cứu trợ của vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên

Dạo gần đây mạng xã hội đang rất nóng trong vấn đề SAO KÊ tiền từ thiện cứu trợ miền trung năm 2020 vừa qua của ca sĩ Thủy Tiên và hàng loạt các nghệ sĩ trong Showbiz. Vụ việc không có gì để nói đến khi và N.P.H chủ doanh nghiệp Đ.N đã livestream bóc phốt cũng như đưa ra nhiều giả thuyết về vấn đề kêu gọi tiền từ thiện của các nghệ sĩ, đặc biệt trong đợt cứu trợ miền Trung vừa qua. Vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh cũng không nằm trong ngoại lệ khi đã bị réo tên. Để nói về tính xác thực khách quan về vụ việc cứu trợ của Ca sĩ Thủy Tiên thì Luật sư Hãng Luật TGS sẽ trả lời Báo chí về một số vấn đề cụ thể.

Công Vinh công khai file PDF ghi lại các khoản chi kèm theo biên bản xác nhận
Công Vinh công khai file PDF ghi lại các khoản chi kèm theo biên bản xác nhận

1. Vào cuối năm 2020, Thủy Tiên – Công Vinh kêu gọi ủng hộ. Từ ngày 13/10 đến ngày đóng tài khoản là 2/11, tài khoản của Thủy Tiên đạt hơn 177 tỷ đồng. Mới đây, Công Vinh công khai file PDF ghi lại các khoản chi kèm theo biên bản xác nhận, thư cảm ơn của các MTTQ, UBND. Theo luật sư, các biên bản nói trên có đủ để xác nhận tính minh bạch trong việc chi ra các khoản tiền của vợ chồng Công Vinh hay không?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS, (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) trả lời:

Việc Công Vinh công khai file PDF ghi lại các khoản chi kèm theo biên bản xác nhận, thư cảm ơn của các MTTQ, UBND liên quan đến kêu gọi ủng hộ, cứu trợ các tỉnh Miền trung năm 2020 đã gây xôn xao rất lớn cho dư luận.

Về các bản sao kê của Ngân hàng thì có độ chính xác cao so với các biên bản, giấy xác nhận và thư cảm ơn khác. Tuy nhiên, việc sao kê chỉ có thể chứng minh đến thời điểm tiền về tài khoản là bao nhiêu, thời điểm rút bao nhiêu tiền và tài khoản đó có số dư như thế nào. Nó không có tác dụng chứng minh, xác thực số tiền đã rút được sử dụng để làm gì. Bởi vì, ngoại trừ các sao kê của ngân hàng thì gần như các giấy tờ khác (bao gồm cả giấy viết tay và giấy xác nhận, thư cảm ơn, biên bản…) thì đều có rất nhiều sai sót, có rất nhiều chi tiết chưa khách quan khiến cư dân mạng khó lòng hiểu được.

Việc phát tiền cứu trợ không được Cơ quan chức năng nào lập danh sách cụ thể tại thời điểm giao nhận tiền mà chỉ có mặt chứng kiến Thủy Tiên phát tiền hỗ trợ, thậm chí có người được nhiều, có người được ít, có người bị xúc phạm đến mức trả lại… nhiều văn bản được ban hành và xác nhận thiếu khách quan. Ví dụ như: Giấy xác nhận của MTTQVN Huyện Đại Lộc, ngày ký là ngày 22 tháng 11 năm 2020, nhưng ngày ghi xác nhận lại là ngày 22 tháng 12 năm 2020; biên bản xác nhận của 2 huyện Thiệu Phong và Hải Lăng, biên bản này thì sơ sài hơn, không thấy ghi ‘có danh sách kèm theo’ và trên biên bản cũng không ghi cụ thể số hộ và số tiền mà chỉ ghi là ‘gần’ và ‘khoảng’, thậm chí biên bản được lập ngày 12 tháng 11 và làm thành 2 bản mỗi bên giữ một bản nhưng lại chỉ có 1 bên ký biên bản và đóng dấu, bên còn lại đến hôm đăng hình công bố là ngày 22 tháng 11 (sau 10 hôm) vẫn chưa ký biên bản, chưa xác nhận; văn bản xác nhận của UBMTTQ xã Hương Phong, ngày trên văn bản là ngày 19 tháng 11 năm 2020 nhưng ngày căn cứ để thống kê thiệt hại lại là ngày 15 tháng 11 năm 2012 (8 năm trước); văn bản xác nhận của UBMTTQ xã Quảng An, mỗi hộ dân được phát 1 triệu đồng, tổng cộng có 2632 suất quà và số tiền là “2.616.500.000 đồng”. Như vậy nếu đem chia số tiền cho số suất quà thì mỗi hộ chỉ được khoảng hơn 900.000 đồng, và nếu chia cho 2616 hộ thì còn thiếu 16 hộ và lẻ 500.000 đồng. Do vậy, các biên bản, giấy xác nhận, thư cảm ơn chưa được đăng tải nêu trên phản ánh được sự thật khách quan về tính chính xác, tính minh bạch trong việc chi ra các khoản tiền cứu trợ của vợ chồng Công Vinh.

Các biên bản nói trên có đủ để xác nhận tính chính xác, minh bạch và khách quan hay không thì còn phải phụ thuộc vào kết quả điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng. Nếu kết quả điều tra xác minh cho thấy không có sai phạm nhưng vẫn loan tin, bịa chuyện nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì vợ chồng Công Vinh có thể làm đơn tố giác những người đưa tin không đúng sự thật đến các Cơ quan chức năng đề nghị xử lý hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề này đúng hay sai, bên nào vi phạm pháp luật thì cần phải có sự vào cuộc của cơ quan điều tra.

Quan điểm của Luật sư Hùng về tính minh bạch trong việc sao kê tài khoản

2. Thủy Tiên, Công Vinh cho biết sẽ livestream trực tiếp tại ngân hàng cùng luật sư, báo chí. Trong đó, Báo chí, Luật sư là bên thứ 3 chứng kiến toàn bộ sự việc và công khai cho mạnh thường quân cả nước. Theo anh, bên thứ 3 này liệu đã đảm bảo tính công khai, minh bạch hay cần có một bên kiểm toán rõ ràng hơn?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS, (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật. Trừ người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc; Người dưới 18 tuổi hoặc có lý do khác cho thấy người đó không khách quan thì không được làm người chứng kiến.  Do đó, báo chí và luật sư có thể tham gia chứng kiến. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của sự minh bạch trong việc ủng hỗ, cứu trợ là: “Không sử dụng tài khoản cá nhân để kêu gọi, vì sẽ bị lẫn lộn với các giao dịch cá nhân và còn liên quan tới thuế thu nhập. Việc sử dụng tiền cứu trợ phải được lập quỹ theo đúng pháp luật, hoặc tạo một tài khoản chỉ dùng để kêu gọi, sau khi ngừng kêu gọi thì đóng tài khoản ngay”. Như vậy, mới đảm bảo được tính minh bạch.

Việc Thủy Tiên và Công Vinh mời Luật sư hay Nhà báo chứng kiến buổi công bố sao kê là không thể hiện hết được sự minh bạch trong tài chính. Bởi vì báo chí chỉ có chức năng đưa tin, phản ánh về buổi công bố chứ không kết luận vụ việc, kết luận đúng sai phải do cơ quan chức năng. Còn luật sư chỉ có thể kiểm chứng về giá trị pháp lý của sao kê tại thời điểm đó. Vấn đề minh bạch tài chính phải do cơ quan kiểm toán thực hiện, khi kiểm toán vào cuộc tất cả các khoản thu, chi, kể cả phát tiền mặt cũng sẽ được làm rõ, như vậy mới khách quan và chính xác.

Vấn đề minh bạch tài chính phải do cơ quan kiểm toán thực hiện, khi kiểm toán vào cuộc tất cả các khoản thu, chi, kể cả phát tiền mặt cũng sẽ được làm rõ, như vậy mới khách quan và chính xác về thời gian đóng/mở tài khoản, từc là thời điểm bắt đầu và ngừng nhận hỗ trợ; Công khai sao kê chi tiết biến động số dư, để MTQ có thể tự kiểm được giao dịch của mình và đảm bảo minh bạch dòng tiền; Công khai chi tiết báo cáo đầu ra, tức là tiền giải ngân như thế nào, phát cho ai, phát bao nhiêu, phát vào thời gian nào, thậm chí là mời Cơ quan điều tra vào cuộc để xác minh và sau đó công bố chi tiết cho dư luận.

Với số tiền lớn như vậy mà chỉ phát trực tiếp trên livestream trên Facebook sẽ rất khó khăn để có thể xác định được đầy đủ các thông tin về số tiền chuyển đến, chuyển đi, số tiền rút ra trong tài khoản,… Hơn nữa, những thông tin về sao kê tài khoản ngân hàng chỉ phản ánh phần nào nội dung về tài chính trong hoạt động từ thiện, không thể giải đáp được hết những thắc mắc, nghi ngờ trong dư luận. Do đó, để có được kết quả về sự minh bạch, khách quan thì chỉ có các Cơ quan chức năng như Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra phối hợp với Kiểm toán nhà nước, xác minh thông tin tại ngân hàng, các cơ quan tổ chức có liên quan, các địa phương đã nhận tiền từ thiện mới có thể kết luận một cách đúng đắn, khách quan theo quy định của pháp luật. Chứ không chỉ đơn thuần là một bên kiểm toán cũng xử lý được, bởi vì nếu chỉ có một bên tham gia thì cũng không đảm bảo tính khách quan và tính minh bạch.

3. Trước đó, Thủy Tiên kê khai các khoản chi bằng việc viết tay trên giấy A4. Việc này đã gây rất nhiều tranh cãi về tính minh bạch. Luật sư nhận định thế nào về vấn đề này?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS, (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) trả lời:

Việc Thủy Tiên kê khai các khoản chi bằng việc viết tay trên giấy A4 là thời điểm Thủy Tiên kêu gọi nhằm thông báo cho các nhà hảo tâm đã gửi tiền ủng hộ cho Thủy Tiên. Đây không được gọi là sao kê, chưa đảm bảo được tính minh bạch khi tiếp nhận tiền từ thiện bằng tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, việc Thủy Tiên kêu gọi từ thiện và đến tận vùng lũ lụt khó khăn làm từ thiện giúp đỡ, hỗ trợ bà con là việc làm hết sức cao cả, ý nghĩa và đáng được tôn vinh.

Những nghi ngờ đồn đoán trên mạng xã hội cũng chưa đảm bảo được tính khách quan, nhìn một cách tổng thể từ sự việc thì những thông tin lan truyền tin tức trên các trang mạng xã hội chưa được Cơ quan chức năng cấp có thẩm quyền nào xác thực, điều tra làm rõ để đưa ra kết luận đúng, sai. Như vậy, việc kê khai các khoản chi bằng việc viết tay trên giấy A4 có đảm bảo tính khách quan và minh bạch hay không còn phụ thuộc vào quá trình xác minh của các Cơ quan chức năng thông qua việc sao kê, xác minh thông tin tại ngân hàng, các cơ quan tổ chức có liên quan, các địa phương đã nhận tiền từ thiện mới có thể kết luận một cách đúng đắn, khách quan theo quy định của pháp luật.

Việc cứu trợ bà con vùng lũ là vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Trong quá trình thực hiện có thể có nhiều sai sót. Tuy nhiên, việc phân định đúng sai, trắng trên hay những việc làm theo cảm tính dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cũng như đánh mất niềm tin ở người dân như hiện nay thực sự là một điều vô cùng đáng buồn.

4. Một số quy định pháp luật về việc sao kê tài khoản ngân hàng và về việc ăn chặn tiền từ thiện như thế nào, thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS, (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) trả lời:

Sao kê tài khoản ngân hàng là việc sao lại bản sao chi tiết những giao dịch phát sinh tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tổ chức. Những phát sinh giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản. Sao kê chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản. Việc sao kê tài khoản được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng có sự thỏa thuận giữa 2 bên (cá nhân hoặc tổ chức và Ngân hàng) và sử dụng đúng mục đích yêu cầu. Do đó, Việc in sao kê tài khoản ngân hàng chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của chủ tài khoản và chỉ được sao kê khi Cơ quan điều tra có yêu cầu cung cấp liên quan đến các vụ án để bổ sung vào hồ sơ pháp lý theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về sao kê tài khoản Ngân hàng. Tuy nhiên, để giải đáp được những vướng mắc cũng như những các cứ pháp lý phục vụ công tác điều tra các vụ án có hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác. Các Ngân hàng cho phép chủ tài khoản được phép sao kê tài khoản ngân hàng của mình khi có nhu cầu. Cụ thể, mỗi Ngân hàng sẽ có những quy định riêng về trình tự thủ tục thực hiện.

Việc công khai số dư tài khoản, lịch sử hoạt động tiền ra, vào tài khoản thuộc quyền quyết định của cá nhân đó, hoặc người được cá nhân đó ủy quyền. Pháp luật chỉ quy định trong một số trường hợp đặc biệt, các cơ quan nhà nước có quyền can thiệp, yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, nếu các nghệ sĩ đã chấp nhận làm thiện nguyện, dùng ảnh hưởng của mình để huy động tiền thì cũng phải chấp nhận cơ chế quản lý công khai hoạt động tài khoản sao cho minh bạch.

Thực tế, các nghệ sĩ chỉ được xem là người trung gian, đứng ra tiếp nhận và là người chuyển số tiền từ thiện cho những người đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong dư luận lại có nhiều ý kiến tiêu cực về việc tố cáo các nghệ sĩ “ăn chặn” tiền từ thiện. Do đó, để chứng minh được sự minh bạch thì việc sao kê tài khoản Ngân hàng là một điều cần thiết.

Hành vi ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong những hành vi đáng lên án, vô liêm sỉ, là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong quá trình xác minh nếu có hành vi trục lợi từ việc sao kê tài khoản từ thiện thì bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Đồng thời, áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu số tiền đã quyên góp được theo quy định hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân, tùy theo tính chất mức độ thực hiện hành vi phạm tội.

»Báo chí đưa tin:

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng được Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing News đăng tải

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng được Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing News đăng tải: https://zingnews.vn/thuy-tien-cong-vinh-livestream-cong-bo-18000-trang-sao-ke-post1263876.html

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng được Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam (Cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đăng tải

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng được Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam (Cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đăng tải: https://lsvn.vn/cong-bo-sao-ke-tinh-dung-dan-duoc-xac-dinh-nhu-the-nao1631869627.html

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng được Tạp trí điện tử Tri ân đăng tải: https://trian.vn/goc-nhin-cua-luat-su-nguyen-duc-hung-ve-cong-khai-minh-bach/d2021091812061120.htm

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng được kênh Youtube của Luật Việt Nam đăng tải

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!