gói hàng ma

Luật sư Nguyễn Đức Hùng trả lời phỏng vấn Quốc Phòng TV về “GÓI HÀNG MA”

Theo luật sư, tại sao hình thức lừa đảo những “gói hàng ma” có thể tồn tại trong suốt thời gian qua, đặc biệt vào thời điểm cận Tết?

Song hàng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và nghề giao hàng (Shipper) thì cũng xuất hiện những những hành vi gian lận, lừa đảo trong giao dịch mua bán hàng hóa online và những biến tướng liên quan đến nghề shipper, với những thủ đoạn, hình thức ngày càng tinh vi và phức tạp, trong đó có hiện tượng “ship lụi”, hay những “gói hàng ma”, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách mua hàng.  

Mặc dù, các phương tiện truyền thông, các mạng xã hội đã có nhiều thông tin cảnh báo nhưng cho đến nay, hiện tượng này vẫn đang tồn tại là do nhu cầu mua sắm online đang ngày càng lớn, trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là vào dịp cận tết như hiện nay. Trong khi đó, việc bảo mật thông tin khách hàng của người bán hàng, cũng như các trang thương mại điện tử còn nhiều kẽ hở, thậm chí chính bản thân những người mua hàng cũng chưa coi trọng đúng mức việc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của mình. Hiện tượng đánh cắp, mua bán, trao đổi trái pháp luật thông tin của khách hàng vẫn diễn cách tràn lan mà không bị xử lý kịp thời  và hiệu quả. Nhiều người mua hàng còn thiếu thận trọng, đặc biệt là khi nhận hộ người thân, bạn bè thì đã không kiểm trả hàng hóa mà chỉ kiểm tra thông tin người người nhận. Những điều đó đã tạo ra những kẽ hở cho những đối tượng xấu lợi dụng và thực hiện các chiêu trò lừa đảo đối với khách mua hàng.

luật sư nguyễn đức hùng trả lời phỏng vấn về gói hàng ma

Với trường hợp lừa đảo của những “gói hàng ma”, bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý hay người tiêu dùng phải tự trang bị kiến thức khi mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử?

Trước tiên, đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người mua hàng,  tùy vào tính chất và mức độ vi phạm thì các đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính (theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng[1]) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015[2]). Ngoài ra, những đối tượng này còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người mua hàng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, trong các vụ việc như thế này thì chúng ta cũng không thể không thể bỏ qua trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử, cũng như người bán hàng trong việc bảo mật thông tin khách hàng. Nếu họ không thực hiện đúng các quy định về việc bảo vệ thông tin khách hàng, hoặc có các hiện tượng đánh cắp, thu thập, sử dụng, mua bán trái phép thông tin cá nhân của khách hàng, thì tùy vào tính chất và mức độ vi phạm thì các hành vi này cũng có thể bị xử lý hành chính theo quy định (Điều 65 và Điều 84 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng[3]) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” (Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015)[4].

[1] Đều 15. Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

2, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

3, Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

4, Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[2]  Điều 174. BLHS năm 2015. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 1, Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) (được bãi bỏ)

3, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

 5, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

[3] Điều 65. Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

1, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định;

b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;

c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định;

d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định;

đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2, Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.

3, Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm có chứa đựng thông tin của người tiêu dùng.

Điều 84. Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử

1, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân không đúng quy định;

b) Không hiển thị cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân tại vị trí dễ thấy trên website thương mại điện tử.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không hiển thị cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin;

b) Không tiến hành kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh, hủy bỏ thông tin cá nhân khi có yêu cầu của chủ thể thông tin.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thiết lập cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc phạm vi đã thông báo;

b) Không xây dựng, ban hành hoặc không thực hiện chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;

b) Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;

c) Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

[4] Điều 288. BLHS năm 2015. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

1, Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp, các trang thương mại điện tử, hay người bán hàng có lỗi, không tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật thông tin khách hàng, thì họ cũng sẽ phải liên đới bồi thường cho khách hàng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Bộ luật dân sự năm 2010.

Tuy nhiên, để có thể tự bảo vệ mình thì những người mua hàng cũng phải cẩn trọng hơn trong khi thực hiện các giao dịch mua bán online, để tránh bị lừa.

gói hàng ma

Trong trường hợp xác định được đối tượng truy cứu trách nhiệm, có thể khởi kiện được hay không? Quy trình thu thập chứng cứ như thế nào khi rõ ràng “gói hàng ma” không tồn tại trên hệ thống giao hàng?

Trong trường hợp này thì những nạn nhân cần trình báo với các cơ quan Công an, cũng như phản ánh với người bán hàng và sàn giao dịch điện tử, để các tổ chức, cá nhân và cơ quan này sẽ kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình, cơ quan Công an hoàn toàn có thể xác định được đối tượng vi phạm (thông qua số điện thoại, tin nhắn hoặc hình ảnh camera an ninh, kết quả làm việc, xác minh với các bên có liên quan). Đồng thời, những người mua hàng cũng cần phải lưu giữ các tin nhắn, nhật ký cuộc gọi, kiện hàng, các phiếu giao nhận hàng của gói hàng đó, để cung cấp cho các cơ quan chức năng, để có căn cứ chính xác và đầy đủ nhất để xác định và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo pháp luật, các sàn thương mại điện tử có quan hệ/trách nhiệm như thế nào đối với các đơn vị kinh doanh bên trong.

Mối quan hệ, trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử và người bán hàng đã được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử và Thông tư 47/2014/TT-BCT của Bộ Công thương về quản lý website thương mại điện tử, theo đó: Các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin và có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ; Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng; Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: Loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa các sàn giao dịch thương mại điện tử và người bán hàng còn được thể hiện trong quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!