Tranh chấp bản quyền thương hiệu trên nền tảng số – Cần làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ
Nội dung bài viết
- 1 Câu hỏi: Ông đánh giá như thế nào hiện trạng tranh chấp bản quyền thương hiệu trên nền tảng số hiện nay?
- 2 Câu hỏi: Doanh nghiệp thì cần sở hữu thương hiệu là điều rõ ràng, tuy nhiên như Pew Pew là một tài khoản cá nhân có giá trị kinh doanh cũng dễ dàng bị tranh chấp, vậy nguyên nhân do đâu?
- 3 Câu hỏi: Người dùng khi lập tài khoản cá nhân trên mạng thường lúc đầu sẽ không chú ý đến phương tiện để bảo vệ tài khoản của mình, vậy làm sao để họ không rơi vào tình trạng như Pew Pew?
- 4 Câu hỏi: Với kinh nghiệm làm Luật lâu năm, còn những sự vụ nào mà ông thấy người dùng không thể bảo vệ được tài sản số của mình và người dùng mạng VN cần phải cảnh giác như thế nào ạ?
Sáng 16/7/2021, Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) đã có buổi trả lời phỏng vấn với phóng viên của đài truyền hình kỹ thuật số VTC1 về hiện trạng tranh chấp bản quyền thương hiệu trên nền tảng số hiện nay.
Câu hỏi: Ông đánh giá như thế nào hiện trạng tranh chấp bản quyền thương hiệu trên nền tảng số hiện nay?
Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Trong thời gian vừa qua, không ít các vụ tranh chấp nhãn hiệu trên nền tảng số đã xảy ra, kéo dài và gây xôn xao dư luận. Hệ quả của tranh chấp đó là uy tín, hoạt động kinh doanh của các bên bị ảnh hưởng. Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang ngày càng được quan tâm.
Bảo vệ tài sản trí tuệ đã phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, điều này cũng truyền cảm hứng cho một số người nảy ra ý tưởng kiếm tiền bằng việc đăng ký bản quyển dựa trên tên (nghệ danh) của những người nổi tiếng. Việc đăng ký bản quyền ở Việt Nam tuân theo quy tắc “người nộp đơn đầu tiên” chứ không phải “người sử dụng đầu tiên”. Do đó, những người nộp đơn đăng ký đầu tiên sẽ được quyền ưu tiên, cho dù tên mà họ đăng ký bảo hộ là của người khác. Trong khi đó, các streamer, youtuber,…những người thường xuyên hoạt động trên nền tảng số lại chưa quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ tên của mình. Từ đó, dẫn đến nhiều vụ việc tranh chấp bản quyền thương hiệu giữa chủ nhân thực sự của tên thương hiệu và người đã đăng ký bảo hộ tên thương hiệu đó.
Nhiều cá nhân hay tổ chức được lập ra chỉ đi tìm những nhãn hàng hay kênh Youtube của cá nhân, tổ chức khác để nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả hoặc bảo hộ nhãn hiệu nhằm mục đích mua bán, chuyển nhượng ngược lại. Đây là hành vi tiêu cực, đáng lên án về cả mặt đạo đức và khía cạnh pháp luật. Việc lợi dụng khe hở của pháp luật này là việc dễ thực hiện và đem lại lợi ích to lớn nên dễ “kích thích” thực hiện vì lòng tham.
Câu hỏi: Doanh nghiệp thì cần sở hữu thương hiệu là điều rõ ràng, tuy nhiên như Pew Pew là một tài khoản cá nhân có giá trị kinh doanh cũng dễ dàng bị tranh chấp, vậy nguyên nhân do đâu?
Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung bổ sung năm 2019 thì tổ chức hay cá nhân đều có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp (Điều 87). Pew Pew là nghệ danh của Hoàng Văn Khoa được biết đến là một nam streamer nổi tiếng, do vậy, các hoạt động mạng xã hội hay kinh doanh của anh đều nhận được sự quan tâm của mọi người. Khi độ phủ sóng của Pew Pew ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội thì tỉ lệ tên của anh bị các đơn vị, cá nhân khác “đánh cắp” càng cao, đặc biệt đây lại là một tên thương hiệu hiện đang có giá trị kinh doanh.
Để tình trạng tranh chấp diễn ra như vậy, nguyên nhân chính dẫn là do chủ sở hữu tên thương hiệu (Pew Pew) chưa có chiến lược, tầm nhìn dài hạn dẫn đến việc định vị sai vị trí của thương hiệu, chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan về quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền lợi cá nhân của mình.
Câu hỏi: Người dùng khi lập tài khoản cá nhân trên mạng thường lúc đầu sẽ không chú ý đến phương tiện để bảo vệ tài khoản của mình, vậy làm sao để họ không rơi vào tình trạng như Pew Pew?
Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Thế nhưng trên thực tế, việc đăng ký nhãn hiệu lại vô cùng quan trọng. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và các vấn đề xoay quanh lĩnh vực này không chỉ những người nổi tiếng cần quan tâm mà bất cứ cá nhân, tổ chức nào khi tiến hành kinh doanh, sản xuất thì đều phải cân nhắc đến. Việc đăng ký bảo hộ này không chỉ giúp ích cho chủ đơn, mà còn bảo vệ cả người tiêu dùng, người hâm mộ và tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thiện chí. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp là cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức độc quyền khai thác mọi lợi ích thương mại đối với thương hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chống lại các hành vi xâm hại nhãn hiệu.
Vì vậy, để tránh không rơi vào tình trạng bị mất nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần nhanh chóng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể. Đây là việc làm cần thiết, giúp ích trong quá trình hoạt động lâu dài. Đặc biệt, trong suốt quá trình đăng ký, cá nhân, tổ chức phải thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện khi có bên thứ ba đăng ký tên nhãn hiệu của mình thì chủ sở hữu có thể yêu cầu họ rút đơn đăng ký, làm công văn phản đối cấp gửi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét để không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bản thân.
Câu hỏi: Với kinh nghiệm làm Luật lâu năm, còn những sự vụ nào mà ông thấy người dùng không thể bảo vệ được tài sản số của mình và người dùng mạng VN cần phải cảnh giác như thế nào ạ?
Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc chấp liên quan đến việc tên thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội bị đánh cắp. Chẳng hạn như vụ việc tranh chấp gần đây nhất liên quan đến nhãn hiệu Tam Mao TV bị bên thứ ba đăng ký bảo hộ từ tháng 4/2021. Sau khi nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ thì hiện nay bên thứ ba đã được thiết lập một số quyền đối với tên thương hiệu này. Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu Tam Mao TV mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để thỏa thuận với bên đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đồng thời thực hiện thủ tục đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng đã cấp cho bên đăng ký để Cục Sở hữu trí tuệ rà soát lại.
Hệ thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên nên để tránh tình trạng mất tên kênh thì thủ tục đăng ký xác lập quyền Sở hữu trí tuệ phải được thực hiện sớm nhất có thể và trước thời điểm công bố cho công chúng biết. Nếu người dùng mạng muốn phát triển tên tài khoản, tên kênh của mình cho mục đích kinh doanh thì cần thực hiện ngay việc đăng ký nhãn hiệu sau khi thành lập kênh Youtube, Tiktok,Facebook,…. Khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giúp chủ kênh có thể yên tâm đầu tư, phát triển, quảng bá kênh mà không lo vướng các tranh chấp pháp lý, đồng thời có thể xử lý các bên khác mạo danh kênh của mình.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!