Vai trò của hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ
Vai trò của hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

Vai trò của hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ chủ yếu là tranh chấp về dân sự, tuy nhiên, nếu các bên xác lập quan hệ trên mục đích lợi nhận thì tranh chấp đó là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Khi bị xâm phạm quyền về sở hữu trí tuệ, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Việc giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ ngoài Tòa án bao gồm 3 phương thức chính là thương lượng, hòa giải và trọng tài. Trong đó, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả và tối ưu nhất.

Vai trò của hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, Hòa giải thành sẽ chấm dứt mâu thuẫn, xung đột hoặc xích mích, tranh chấp một cách ổn thỏa nhất

Nếu như giải quyết tranh chấp bằng biện pháp xét xử, khi kết thúc phiên tòa Hội đồng xét xử phải ra bản án tuyên chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương sự; phán quyết của Tòa án sẽ có bên thắng bên thua, bên được bên mất dẫn đến các bên không hài lòng với quyết định và không tự nguyện thi hành theo bản án.

Ngược lại đối với hòa giải, các bên hoàn toàn tự nguyện thỏa thuận các nội dung giải quyết tranh chấp chính là ý chí của các bên, các chủ thể tranh chấp đều mong muốn, hài lòng, hay nói cách khác khi hòa giải thành thì các bên đều thắng, không có kẻ thắng, người thua. Do đó, các bên sẽ tự giác thi hành với những nội dung họ đã thỏa thuận mà không cần yêu cầu thi hành án.

Thứ hai, Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất

Cụ thể, khi tiến hành hòa giải không bắt buộc phải xác minh, thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ; nhiều trường hợp sau khi thụ lý chỉ cần một thời gian ngắn đã hòa giải thành, giải quyết xong tranh chấp; việc hòa giải chủ yếu do một hòa giải viên hoặc một Thẩm phán tiến hành. Ngược lại khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, thời gian xét xử thường kéo dài hay qua nhiều vòng tố tụng (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,…) mất rất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì hòa giải ngoài Tòa án các bên tranh chấp không phải nộp tiền chi phí (trừ hòa giải thương mại), còn theo pháp luật tố tụng dân sự nếu hòa giải thành trước khi mở phiên tòa thì các đương sự chỉ phải chịu 50% án phí dân sự sơ thẩm. Có thể thấy giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải là hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất, ít tốn kém về thời gian, nhân lực và các chi phí tố tụng của cơ quan nhà nước, của các bên tranh chấp. Mặt khác, nếu sau khi hòa giải thành các bên tự nguyện thi hành án sẽ không cần sự can thiệp của cơ quan thi hành án dân sự, từ đó sẽ giảm áp lực quá tải cho cơ quan thi hành án và các bên tranh chấp cũng không mất một khoản tiền về chi phí thi hành án dân sự.

Thứ ba, Hòa giải đảm bảo được bí mật, ít ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, pháp nhân, nhất là ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ

Thông thường, quá trình hòa giải chỉ có mặt của Hòa giải viên với tư cách là người chủ trì hòa giải và sự tham gia của các bên tranh chấp, cho nên các thông tin về vụ việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải rất ít người biết. Đặc biệt, việc hòa giải đối thoại tại Tòa án thì các thông tin trong quá trình hòa giải được Hòa giải viên giữ bí mật; các tài liệu, lời trình bày của các bên tranh chấp và những thông tin khác thu thập được trong quá trình hòa giải không được dùng làm chứng cứ của vụ án, trừ trường hợp các bên đều đồng ý sử dụng những tài liệu, lời trình bày đó làm chứng cứ của vụ án.

Thứ tư, Hòa giải góp phần tăng cường khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh trật tự

Khi hòa giải thì các bên tranh chấp có dịp gặp nhau, trao đổi nhiều hơn, làm cho các bên hiểu nhau hơn; nếu hòa giải thành thì sự thân thiện của các bên càng cao, sẽ làm triệt tiêu các mâu thuẫn, bất đồng, từ đó sẽ tăng cường sự đoàn kết của các bên, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, với những lý do nói trên, có thể thấy, Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu nhất khi giải quyết các tranh chấp. Các bên khi phát sinh các tranh chấp về sở hữu trí tuệ nên ưu tiên lựa chọn phương thức hòa giải trước khi đưa vụ việc ra khởi kiện tại Tòa án để đạt hiệu quả tốt nhất, hạn chế lãng phí về thời gian, tiền bạc.

»Tham khảo: Quy trình xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!