Vấn đề pháp lý trong vụ chồng bị tố bạo hành vợ mang bầu 7 tháng

Sự việc diễn ra tại Hải Dương, người chồng đánh đập, dùng móc phơi quần áo sau đó bẻ thẳng và hơ nóng trên bếp lửa, sử dụng dây thắt lưng, dây điện của nồi cơm điện để đánh chị khiến mặt, 2 bên đùi, đầu gối chân, lưng, vai của người vợ. Nguyên nhân bị đánh là do người chồng yêu cầu vợ gọi điện vay tiền họ hàng, anh em, nếu không vay được sẽ bị đánh, thậm chí là cạo đầu. Dùng nhiều biện pháp bạo lực dã man lên người vợ đang mang bầu 7 tháng, hành vi của đối tượng là một hành vi không có nhân tính.

Thưa Luật sư, bà có nhận định như thế nào về vụ việc người phụ nữ mang bầu 7 tháng bị chồng hành hạ dã man? 

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Vụ việc người phụ nữ mang bầu 7 tháng bị chồng hành hạ dã man đang gây xôn xao dư luận nhiều ngày nay. Dù biết rằng vợ đang mang bầu đứa con thứ hai tới 7 tháng tuổi, nhưng người chồng vẫn thường xuyên xuống tay đánh vợ. Cấp độ bạo hành tăng theo thời gian và phụ thuộc vào tâm trạng, đặc biệt là khi thiếu tiền chơi game. Đây là một hành động phi nhân tính đáng lên án của người chồng vũ phu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thể chất với những vết thương mới chồng lên vết thương cũ, khiến người vợ luôn bị ám ảnh bởi bao lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm thấy cuộc sống nặng nề và tuyệt vọng, nhất là khi đang mang thai.

Theo Luật Sư, nếu các cơ quan chức minh xác nhận vụ việc nêu trên là chính xác thì người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về những tội gì? 

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Nếu cơ quan chức năng xác nhận vụ việc nêu trên là chính xác thì người chồng có thể bị xử lý về tội bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”

Xử phạt vi phạm hành chính về bạo lực gia đình được quy định tại Mục 4 chương II Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt được xác định tùy theo tính chất và mức độ của các hành vi. Với sự việc trên, người chồng có thể bị xử phạt hành chính với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình; hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

Trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình của người chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây thương tích dẫn đến có đủ căn cứ để cấu thành tội thì người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017); tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%  theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 nếu có hành vi bạo lực gia đình đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này.

Trách nhiệm của cá nhân và gia đình trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Điều 31 và Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

* Trách nhiệm của cá nhân:

  • Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
  • Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

* Trách nhiệm của gia đình:

  • Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
  • Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
  • Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Pháp luật quy định những biện pháp nào để bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình?

Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ hành vi bạo lực gia đình như sau:

Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;

b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.

Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.

»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Ý kiến của Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã được đăng tải trên chuyên trang của Báo Điện Tử Công Lý – CƠ QUAN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO : https://baove.congly.vn/mao-danh-cong-ty-du-lich-de-lua-dao-se-bi-xu-ly-nhu-the-nao-380233.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!