Vi phạm giao thông: Tăng mức phạt tiền để răn đe

Thưa Luật sư, việc tăng gấp đôi mức xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa sẽ mang lại hiệu quả gì trong lĩnh vực đảm bảo an toàn, trật tự giao thông? Việc xử phạt có tiến hành ngay từ 1/1/2022 hay phải chờ Nghị định hướng dẫn?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/202 đã tăng mức phạt tiền tối đa của nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giao thông. Việc tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được coi là cần thiết để nâng cao tính răn đe và kiềm tỏa các hành vi vi phạm.

Hiện nay, một số hành vi vi phạm quy tắc giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, sử dụng ma túy điều khiển phương tiện,…có tính chất, mức độ vô cùng nguy hiểm, khả năng gây tai nạn giao thông với hậu quả rất nghiêm trọng. Việc quy định hình thức xử phạt cũ là chưa đủ sức răn đe. Vì vậy cần tiếp tục phải tăng mức xử phạt vi phạm hành chính.

Chế tài xử phạt nghiêm khắc sẽ có tác động tích cực đối với thái độ hành vi của người vi phạm. Tuy nhiên, chế tài xử phạt không phải là tất cả mà yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự hiệu quả của công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông lại nằm ở tính nghiêm túc của thực thi pháp luật. Nếu chế tài xử phạt cao nhưng thực thi không nghiêm túc sẽ chẳng những không có hiệu quả mà còn có thể nảy sinh tiêu cực.

Theo Luật sư, việc tăng mức xử phạt lên gần gấp đôi so với qui định cũ sẽ có thay đổi và tác động như thế nào đối với người dân…?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Việc tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông sẽ có tác động đối với người dân trên cả 2 mặt. Một phần, quy định mới này sẽ tăng tính răn đe, giúp người dân ý thức được việc tránh xa rượu bia khi tham gia giao thông là cần thiết. Ai cũng không muốn mình bị mất tiền, đặc biệt lỗi này là lỗi phổ biến thường xuyên bị mắc phải. Từ đó, có thể giảm thiểu được tình trạng vi phạm luật giao thông, giảm đáng kể các vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân đến từ rượu bia.

Tuy nhiên, mức phạt này cũng có một vài điểm đáng ngại do mức phạt cao hơn cả phương tiện, nhiều người thậm chí chấp nhận bỏ cả xe để không phải nộp phạt.

Mặc dù vậy, quy định này là cần thiết bởi quy định chỉ tăng mức phạt tiền tối đa trong những trường hợp thực sự cần thiết chứ không phải áp dụng đối với tất cả các lỗi vi phạm. Do đó, chính ý thức người dân là điều quan trọng nhất, nếu không muốn bị xử lý thì cần có ý thức cao khi tham gia giao thông.

Khi mức xử phạt tăng lên, làm thế nào để tránh việc người vi phạm “lót tay” lực lượng CSGT khi vi phạm để được bỏ qua lỗi vi phạm? thưa Luật sư

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Căn cứ theo quy định tại Điều 354 BLHS 2015 “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;”.

Theo điểm c khoản 3 điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính”

Ngoài ra, đối với lực lượng công an sẽ có những hình thức kỷ luật riêng đối với những người vi phạm. Ở đây nếu muốn tránh việc người vi phạm lót tay CSGT thì việc đầu tiên phải do cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý và kiểm tra thường xuyên những cán bộ CSGT được giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phải tuyên truyền cho người dân về hành vi đút lót là sai quy định của pháp luật, ngoài việc vi phạm thì người dân có thể bị xử phạt về hành vi hối lộ của mình.

Về lâu dài, chúng ta sẽ cần phải tính những giải pháp nào để có thể nâng cao ý thức và quản lý tốt con người, thay vì liên tục tăng mức phạt lên cao như hiện nay? Thưa Luật sư?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Văn hóa giao thông tại nước ta hiện đang là bài toán lớn, đòi hỏi lời giải cấp thiết không chỉ từ phía các cơ quan chức năng mà còn chủ yếu xuất phát từ ý thức, thái độ, trách nhiệm của đại bộ phận người tham gia giao thông.

Trước mắt, có thể những hình thức xử lý hành chính đối với người vi phạm là có hiệu quả nhưng về lâu dài nếu cứ tăng mức phạt lên cao dần cũng không phải là phương án tối ưu, càng không thể xem đây là thanh “thượng phương bảo kiếm” để lập lại trật tự trong lĩnh vực giao thông.

Để ý thức của người tham gia giao thông được nâng cao, thiết nghĩ, cấp ủy và chính quyền các cấp cần nỗ lực hơn trong giáo dục, tuyên truyền Luật giao thông một cách cụ thể, thường xuyên. Việc học và tuân thủ luật, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông được coi như nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Sở Giao thông Vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức đoàn, hội liên quan cần có biện pháp phối hợp với các trường trên địa bàn tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên lái xe an toàn, coi đây như một môn học ngoại khóa bắt buộc. Các cơ sở tổ chức thi sát hạch, cấp bằng lái cần hoạt động minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Thành lập các đội cảnh sát mô tô lưu động trước hết là phổ biến cơ bản Luật Giao thông đường bộ, sau đó là xử lý những trường hợp cố tình vi phạm. Có như vậy, bài toán về văn hóa giao thông mới từng bước được gỡ giải về lâu dài.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) đã được đăng tải trên báo Đại Đoàn Kết:

Báo điện tử Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/vi-pham-giao-thong-duong-bo-xu-phat-nang-de-ran-de-5675583.html

Báo in Đại Đoàn Kết số 352 ngày 18 tháng 12 năm 2021

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!