Vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần tối thiểu cần bao nhiêu ?
Câu hỏi: Tôi đang làm thủ tục để thành lập công ty cổ phần, tuy nhiên tôi có thắc mắc muốn hỏi Luật sư là pháp luật quy định như thế nào về vốn điều lệ để thành lập công ty cổ phần và số vốn tối thiểu mà chúng tôi cần là bao nhiêu ?
Quy định về vốn điều lệ thành lập công ty cổ phần
Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng.
Pháp luật hiện hành không quy định để thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn điều lệ. Thay vào đó dựa trên điều kiện và mục đích kinh doanh của bạn mà cân nhắc và đưa ra một số vốn điều lệ hợp lý. Bạn (là chủ sở hữu) cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trên số vốn góp của công ty.
– Mức vốn điều lệ quá thấp: sẽ gây khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện giao dịch và làm việc với các đối tác, cũng như không đảm bảo vốn pháp định để đăng ký kinh doanh một số ngành nghề nhất định
– Mức vốn điều lệ quá cao: công ty sẽ phải chịu trách nhiệm bằng số vốn điều lệ (bao gồm số cổ phần đã được cổ đông mua và đăng ký mua). Nếu như công ty chỉ đặt ra số vốn “ảo” nhằm mục đích thu hút đầu tư thì sau này, khi có rủi ro xảy ra, công ty cũng sẽ phải chịu cũng sẽ dựa trên số vốn đó.
Do đó, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và khả năng tài chính của các cổ đông mà doanh nghiệp sẽ quyết định số vốn góp để thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu. Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp chỉ nên để mức vốn vừa phải trên cơ sở phù hợp với khả năng tài chính, trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ động tăng vốn điều lệ công ty khi có nhu cầu về vốn.
Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn ?
Bên cạnh đó, chúng ta có vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một doanh nghiệp để hoạt động ở một lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Vốn pháp định do cơ quan quản lý chuyên ngành quy định.
Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Ví dụ: với ngành nghề ngân hàng thương mại cổ phần, số vốn pháp định bắt buộc là 1000 tỷ đồng. Trong khi đó đối với công ty tài chính, vốn pháp định sẽ là 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, bạn cần cân đối số vốn tối thiểu hợp lí nhất vừa tránh được rủi ro và vừa thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng và các hợp đồng kinh tế.
Trên đây là toàn bộ nội dung quy định về mức vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sự TGS để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí!
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!