03 sai lầm khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nội dung bài viết
Có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp mắc những sai lầm rất là cơ bản khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu dẫn đến đơn bị từ chối, gây mất thời gian. Dưới đây là những sai lầm khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà nhiều người mắc phải mà Luật TGS đã gặp và xử lý.
Thứ 1: Sai lầm không đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu cần đăng ký
Đây là lỗi cơ bản mà khá nhiều người mắc phải, bởi nếu không đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi làm thủ tục đăng ký thì rất có thể nhãn hiệu sẽ bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ dẫn đến nhãn hiệu không được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
Để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thì chúng ta cần tra cứu thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc ủy quyền cho các tổ chức dịch vụ tra cứu nhãn hiệu để đảm bảo chính xác nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
Xem chi tiết hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu TẠI ĐÂY !
Thứ 2: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy trình ngược
Thông thường nhiều các nhân, tổ chức có suy nghĩ và chiến lược cho việc phát triển sản phẩm của mình theo quy trình sau:
“Sản xuất hàng hóa => Đưa sản phẩm ra thị trường để phân phối đến tay người tiêu dùng => Được người dùng chấp nhận và đã có chỗ đứng trên thị trường => Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu”
Tuy nhiên, đây lại là sai lầm lớn khi đăng ký nhãn hiệu bởi những rủi ro sau đó, như:
– Có thể bị người khác mang nhãn hiệu đó đi đăng ký bảo hộ => mất nhãn hiệu, nếu muốn lấy lại thì rất tốn kém về thời gian, chi phí để giải quyết, mà có thể bị kiện ngược vì xâm phạm nhãn hiệu đó;
– Bị làm giả, làm nhái nhãn hiệu sản phẩm => gây mất uy tín, lòng tin của người tiêu dùng;
– Ảnh hưởng lớn đến lợi ích, hoạt động của doanh nghiệp.
Rất nhiều cá nhân, tổ chức đã tìm đến Hãng Luật TGS để mong muốn có được sự hỗ trợ giải quyết từ phía các Luật sư, bởi nhãn hiệu đó đã bị bên khác sử dụng đi đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Thực sự việc này rất khó khăn để giải quyết, vì việc chứng minh quyền sở hữu rất là khó.
Mọi người cần lưu ý, trước khi đưa bất kì một sản phẩm/dịch vụ nào ra thị trường thì chúng ta cần làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ngay để việc tiếp thị, quảng bá được thuận lợi hơn.
Ví dụ điển hình và rõ ràng nhất cho việc thực hiện sai quy trình là vụ việc thương hiệu cà phê Trung Nguyên bị mất thương hiệu tại Mỹ chỉ vì quên không đăng ký bảo hộ. Năm 2000, Công ty Rice Field đăng ký bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO). Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được và phía Rice Field nhận làm đại lý phân phối cho Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để có thể dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại nhãn hiệu này. Sau đó, cà phê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.
Thứ 3: Sai lầm khi dùng tên hàng hóa/dịch vụ làm nhãn hiệu đăng ký bảo hộ
Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định nhãn hiệu sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.
Vậy nên tránh đặt tên nhãn hiệu là tên hàng hóa, dịch vụ, tránh trường hợp không được bảo hộ.
»Có thể bạn quan tâm: Sai lầm trong đặt tên nhãn hiệu
Trên đây là một số sai lầm cơ bản nhiều người không để ý và mắc phải khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mọi người cần lưu ý. Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 024.6682.8986 để được tư vấn !
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!