Những lưu ý khi làm hồ sơ xin miễn giấy phép lao động
Nội dung bài viết
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu thì dòng người lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày càng đông. Pháp luật Việt Nam bắt buộc người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ một số trường hợp được miễn. Để được miễn giấy phép lao động thì phải làm hồ sơ xin miễn giảm gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam để xét duyệt.
Để hồ sơ xin miễn giấy phép lao động được thực hiện nhanh chóng, TGS Law sẽ đưa ra những lưu ý khi làm hồ sơ miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài qua bài viết dưới đây.
Miễn giấy phép lao động được hiểu là gì ?
Miễn giấy phép lao động được hiểu là trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Trước khi làm hồ sơ, thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài bạn cần xác định xem người lao động nước ngoài có thuộc đối tượng này hay không. Để biết các trường hợp miễn giấy phép lao động, bạn có thể tham khảo Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 172 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.
Hồ sơ xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm:
– Mẫu số 5 – Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
– Mẫu số 1 – Văn bản chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố về việc sử dụng người lao động nước ngoài chưa từng đăng ký tại tỉnh/thành phố. Thực chất đây là mẫu do doanh nghiệp/ tổ chức giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố. Sau khi nhận được công văn giải trình, Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố căn cứ vào văn bản đó để ra văn bản chấp thuận vị trí sử dụng người lao động nước ngoài;
– Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như: giấy chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Bản sao chứng thực Hộ chiếu của người lao động nước ngoài;
– Ảnh 4 cmx6 cm (nền trắng) – không bắt buộc.
Lưu ý: Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Những lưu ý khi làm hồ sơ xin miễn giấy phép lao động
Thứ nhất, về việc xin văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Doanh nghiệp bảo lãnh người lao động nước ngoài cần xin văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với vị trí mà người nước ngoài được miễn Giấy phép lao động làm việc trước khi đề nghị xác nhận người nước ngoài thuộc trường hợp miễn Giấy phép lao động. Đây là yêu cầu cơ bản đối với tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài là căn cứ pháp lý đảm bảo tổ chức, doanh nghiệp đầy đủ điều kiện sử dụng lao động.
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 11/2016/NĐ- CP quy định 02 trường hợp sau không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, cụ thể :
– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;
– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
Do đó, các trường hợp thuộc quy định trên sẽ không phải tiến hành thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động.
Thứ hai, trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ- CP: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải, phải có đầy đủ các giấy tờ sau:
– Văn bản, giấy tờ xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài;
– Văn bản, giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc.
Thứ ba, các giấy tờ tài liệu do nước ngoài cấp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
Tại khoản 7, điểm b khoản 9 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ- CP quy định, những tài liệu giấy tờ như : Thư bổ nhiệm; Văn bản chứng minh đủ điều kiện là chuyên gia, lao đông kỹ thuật; văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc của nước ngoài cấp sẽ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, doanh nghiệp chỉ cần dịch ra tiếng việt, chứng thực và nộp hồ sơ khi xin miễn Giấy phép lao động.
Trên đây là những điều quý khách hàng cần lưu ý khi tiến hành làm hồ sơ xin miễn Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ hãy liên hệ với Công ty Luật TGS qua hotline 19008698 để được tư vấn miễn phí và chính xác nhất.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!