Thay đổi quyền nuôi con khi vợ tái hôn như thế nào?

Câu hỏi: Tôi và vợ đã hoàn tất thủ tục ly hôn từ năm 2019, chúng tôi có 1 con chung và chúng tôi đã thỏa thuận cho vợ nuôi con. Tuy nhiên, đến tháng 7/2021 vừa rồi vợ tôi có tái hôn. Vậy cho tôi hỏi tôi có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con khi vợ tái hôn không, nếu được thì thủ tục như thế nào ạ ?

Trả lời:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1, Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2, Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3, Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4, Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5, Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

⇒ Như vậy, người cha có quyền được yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con từ người mẹ, tuy nhiên người phải chứng minh được một trong các căn cứ sau đây:

– Thứ nhất: cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, người cha nên chủ động liên lạc với người mẹ để hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc người cha là người trực tiếp nuôi con. Việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, xuất phải từ lợi ích của con và được thể hiện bằng văn bản.

– Thứ hai: trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì cần chứng minh được Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nghĩa là người cha phải tìm ra các căn cứ chứng minh rằng khi người vợ tái hôn bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con và việc vợ tái hôn có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của con

Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);

– Quyết định, bản án ly hôn;

– Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/CCCD, sổ hộ khẩu;

– Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con;

– Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.

Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con nộp tại tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */