Chế tài khi bỏ cọc mua biển số xe trúng đấu giá?

Hiện nay có thực trạng người đấu giá trả rất cao nhưng sau đó bỏ cọc, Luật sư đánh giá về thực trạng này như thế nào, thưa Luật sư?

Theo luật sư Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn luật sư Tp. Hà Nội)

Trên thực tế thời gian qua cho thấy, mặc dù Luật đấu giá tài sản năm 2016 ra đời đã góp phần khắc phục những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản trong thời gian trước, hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản, giúp hoạt động đấu giá tài sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Về quy trình, thủ tục tổ chức đấu giá đã được pháp luật quy định khá chặt chẽ, song vẫn còn những kẽ hở khiến một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng để trục lợi. Nổi bật trong số đó là tình trạng người đấu giá trả giá rất cao nhưng sau đó bỏ cọc, điều này gây nhiễu loạn thị trường.

Gần đây thông tin một người quê Thừa Thiên – Huế trúng đấu giá 32 xe máy tang vật ở Hà Tĩnh với mức giá lên tới 6,8 tỷ đồng (gấp 100 lần giá khởi điểm) rồi bỏ cọc. Hoặc ngày 15.9, phiên đấu giá biển số xe ô tô lần thứ nhất được tổ chức. 11 biển số của 10 tỉnh, thành được đưa ra đấu giá. Nhiều biển được “chốt” với mức giá không tưởng, điển hình như biển 51K-888.88 của TP.HCM, với giá hơn 32 tỉ đồng nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính,…

Thực trạng này đã tồn tại trong hoạt động đấu giá từ trước đến nay, trong các loại tài sản được đưa ra đấu giá theo quy định tại Điều 4 Luật đấu giá tài sản năm 2016 như: Tài sản thi hành án  theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;… Và trong mọi hình thức đấu giá như: Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; Và đặc biệt là đấu giá trực tuyến.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, do giá trị tiền cọc không cao, do không muốn người khác mua được tài sản, do các đối tượng cố tình phá cuộc đấu giá, đôi khi nguyên nhân cũng có thể là từ phía công ty đấu giá như cố tình muốn cuộc đấu giá có tỷ lệ chênh giữa giá trúng đấu giá và giá khởi điểm cao để làm tiêu chí cạnh tranh với các tổ chức đấu giá khác trong hồ sơ năng lực của mình. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên vẫn diễn ra liên tục.

Theo Luật sư có phải do chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe nên thời gian gần đây liên tục xảy ra tình trạng người trúng đấu giá xong bỏ cọc ?

Theo luật sư Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn luật sư Tp. Hà Nội)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:

“a) Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;

b) Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;

c) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.”

Theo đó người trúng đấu giá có hành vi bỏ cọc, không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính là vi phạm nghĩa vụ của mình. Và theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:

“c) Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;

 đ) Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.”

Và theo quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản năm 2016: “Tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều này thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.”

Theo đó tiền đặt trước được tổ chức đấu giá tài sản thu, khoản tiền này do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Trong trường hợp khách bỏ cọc thì chế tài cho hành vi này là đối tượng sẽ mất cọc, tiền cọc này sẽ thuộc về chủ tài sản hoặc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Có thể thấy chế tài này chưa đủ răn đe, đặc biện đối với những tài sản có giá trị không cao, tiền đặt trước không nhiều, các đối tượng sẵn sàng từ bỏ cọc để phá cuộc đấu giá hoặc vì các mục đích khác, dẫn đến tình trạng bỏ cọc này vẫn diễn ra liên tục trong thời gian qua.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này theo Luật Sư cần phải có biện pháp gì để ngăn chặn bởi thực tế có rất nhiều vụ bỏ cọc, nhất là bỏ cọc đấu giá đất thời gian vừa qua, thưa Luật sư?

Theo luật sư Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn luật sư Tp. Hà Nội)

Hiện nay quy định hiện hành không cấm người trúng đấu giá bỏ cọc. Để ngăn chặn tình trạng bỏ cọc chỉ trông chờ vào ý thức của người tham gia đấu giá là chưa đủ, mà cần có những biện pháp mang tính cứng rắn hơn, bổ sung thêm các chế tài xử phạt mạnh hơn, răn đe hơn, sửa đổi Luật đấu giá phù hợp với thực tại như:

Thứ nhất, các địa phương, các cơ quan chức năng cần tập trung rà soát, kiểm tra công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi;

Thứ hai, cần phải rà soát và hoàn thiện hơn nữa các quy định về đấu giá tải sản. Theo đó, các quy định pháp luật cần phải đảm bảo được việc xác định giá khởi điểm sát hơn với giá thị trường, điều kiện về năng lực, đặc biệt là các điều kiện về uy tín và năng lực tài chính, trách nhiệm đối với việc thực hiện dự án của chủ đầu tư cần phải được quy định chặt chẽ hơn. Tăng khoản tiền đặt trước đối với những tài sản có giá trị nhỏ. Theo quy định hiện hành, tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Theo đó đối với những tài sản có giá trị nhỏ thì có thể tăng tiền đặt trước vượt mức 20% như luật đang giới hạn;

Thứ ba, bổ sung chế tài cấm các đối tượng có hành vi bỏ cọc tham gia đấu giá hoặc tham gia đấu giá tài sản đã bỏ cọc trong khoảng thời gian nhất định. Từ đây sẽ hạn chế được tình trạng nhất định ở những cuộc đấu giá tiếp theo. Đây là chế tài mang sức răn đe mạnh, bởi đấu giá cũng là một nghề đối với một số cá nhân tổ chức, việc cấm này giống với việc cấm hành nghề trong thời gian nhất định, làm ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động hành nghề đấu giá của họ;

Thứ tư, bổ sung thêm chế tài phạt đối với các đối tượng có hành vi bỏ cọc. Bởi khi tổ chức đấu giá, tổ chức đấu giá và chủ tài sản sẽ phải bỏ ra khoản chi phí nhất định để tiến hành cuộc đấu giá. Theo đó, ngoài khoản tiền cọc đã nộp, cần bổ sung thêm chế tài phạt đối với những đối tượng này để hạn chế gây tổn thất cho chủ tài sản và tổ chức đấu giá;

Thứ năm, việc bỏ cọc cũng có thể do nhiều nguyên nhân, đôi khi là từ phía các tổ chức đấu giá đã dàn xếp để nhằm cho mục đích của mình như cố tình muốn cuộc đấu giá có tỷ lệ chênh giữa giá trúng đấu giá và giá khởi điểm cao để làm tiêu chí cạnh tranh với các tổ chức đấu giá khác trong hồ sơ năng lực của mình. Trong trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu của hành vi này cần xử lý mạnh đối với các tổ chức đấu giá, tạm đình chỉ hoạt động để làm gương cho các tổ chức đấu giá khác.

»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Báo công an nhân dân đã đăng tải ý kiến của  Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội): https://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/bo-coc-dau-gia-can-che-tai-du-suc-ran-de-i711111/

 
Tạp chí doanh nghiệp Việt Nam đã đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội): https://doanhnghiepvn.vn/phap-luat/lien-tiep-bo-coc-dau-gia-can-che-tai-xu-phat-du-suc-ran-de/20231023094635362
call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!