Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Asean
Nội dung bài viết
Với tính chất phức tạp và thủ tục nhiều nên việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Asean là việc làm hết sức khó và không dễ cho người không có chuyên môn. Bài viết này Luật TGS sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký và những lưu ý khi cá nhân, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á.
Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Asean
Đông Nam Á gồm 11 nước, tuy nhiên các nước thành viên Asean bao gồm 10 nước là: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Singapore, Philippines, Indonesia, Brunei (trừ Đông Timor).
Hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thành viên Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid (gọi tắt là Madrid). Nên chúng ta có thể nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Chỉ có Myanmar và Đông Timor không thuộc thành viên Madrid nên đơn đăng ký nộp thông qua đại diện sở hữu công nghiệp ở nước sở tại.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Asean
Bước 1: Tra cứu xác định khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Để biết được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và xem nhãn hiệu dự định đăng ký của mình có tương tự hay có dấu hiệu trung lặp với các nhãn hiệu đã được bảo hộ cùng danh mục trước đó hay không thì việc tra cứu nhãn hiệu là cần thiết. Đây là việc không bắt buộc, tuy nhiên các tổ chức đăng ký nên thực hiện.
Có thể tra cứu trên các hệ thống dữ liệu về nhãn hiệu của các quốc gia dự định đăng ký, hoặc có thể tra cứu qua nền tảng thông tin nhãn hiệu trực tuyến chung của các quốc gia thành viên Đông Nam Á có tên là Asean TMView: www.asean-tmview.org/tmview/welcome.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Asean
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại các nước Đông Nam Á là thành viên thuộc Nghị định thư madrid và Thỏa ước madrid (gọi tắt là Madrid) gồm các tài liệu sau:
– 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam theo mẫu số 06-ĐKQT Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
– 02 Tờ khai MM2 bằng tiếng Anh;
– 05 mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (nếu là nhãn hiệu màu thì cần 05 mẫu nhãn hiệu màu và 05 mẫu nhãn hiệu đen trắng);
– Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện;
– Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc bản phô tô Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Đối với hồ sơ đăng ký tại các ước không thuộc Madrid thì hồ sơ sẽ theo quy định của nước sở tại.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á
Đối với các nước thành viên thuộc Madrid thì có thể nộp chung trong 1 đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Đối với Myanmar và Đông Timor không thể nộp tại Việt Nam mà phải nộp đơn đăng ký thông qua đại diện sở hữu công nghiệp ở nước sở tại muốn bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 4: Xử lý hồ sơ đăng ký
Đối với các nước là thành viên thuộc Madrid thì sau khi nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Cục SHTT Việt Nam sẽ gửi hồ sơ đăng ký tới Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Sau đó Wipo sẽ gửi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới các Văn phòng Sở hữu trí tuệ ở các quốc gia được chỉ định trong đơn.
Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á
– Để được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Philippines thì chủ sở hữu phải cung cấp được bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại nước này 03 năm kể từ ngày nộp đơn.
– Tại Thái Lan thì nước này chỉ chấp nhận 01 đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ.
– Tại Campuchia quy định 01 đơn đăng ký có thể đăng ký tối đa 45 nhóm hàng hóa/dịch vụ (phân loại theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ Nixơ).
Mọi vấn đề thắc mắc về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Asean, quý khách liên hệ Hotline: 024.6682.8986 hoặc gửi email tới: contact.tgslaw@gmail.com để được Luật TGS tư vấn.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!