Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy theo quy định của pháp luật
Nội dung bài viết
- 1 1. Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy do có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ thông tin và truyền thông
- 2 2. Danh mục sản phẩm là thực phẩm phải công bố hợp quy
- 3 3. Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy do có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ giao thông vận tải.
- 3.1 Lĩnh vực phương tiện giao thông đường bộ, phụ tùng:
- 3.2 Lĩnh vực phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí biển
- 3.3 Lĩnh vực biển
- 3.4 Lĩnh vực phương tiện thủy nội địa
- 3.5 Lĩnh vực hạ thủy nội địa
- 3.6 Lĩnh vực đường sắt
- 3.7 Lĩnh vực sản phẩm công nghiệp dùng trong giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác trên biển (không áp dụng đối với sản phẩm dùng cho tàu và phương tiện thăm dò khai thác trên biển tạm nhập tái xuất và mang cờ nước ngoài).
Theo quy định hiện nay công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng. Đây là thủ tục bắt buộc đối với những hàng hóa sản phâm thuộc các trường hợp nhà nước quy định. Vậy: danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy là gì?
1. Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy do có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ thông tin và truyền thông
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2018/TT-BTTTT thì sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy bao gồm:
-Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, cụ thể:
+) Thiết bị đầu cuối: Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DECT; thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất công cộng,..
+) Thiết bị vô tuyến điện: Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên; thiết bị Ra đa (kể cả thiết bị Ra đa dùng cho nghiệp vụ di động hàng hải, nghiệp vụ di động hàng không); thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn; thiết bị truyền dẫn vi ba số;…
-Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy, cụ thể:
+) Thiết bị công nghệ thông tin: Máy tính cá nhân để bàn; máy tính chủ; máy tính xách tay; máy tính bảng; thiết bị cổng,…
+) Thiết bị phát thanh, truyền hình: Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình vệ tinh (trừ thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2); thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2; thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số,…
2. Danh mục sản phẩm là thực phẩm phải công bố hợp quy
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm thì những thực phẩm đã có quy chuẩn phải được công bố hợp quy và đăng ký công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường. Danh mục thực phẩm cần công bố hợp quy bao gồm:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn bao gồm: sữa, các loại sản phẩm từ sữa; đồ uống có cồn; cá đóng hộp; nước giải khát;
– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ thực phẩm;
– Dụng cụ, vật liệu bao gói; chứa đựng thực phẩm;
– Nước ăn uống; nước sinh hoạt.
Các sản phẩm là sản phẩm được liệt vào danh sách sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật cần phải công bố hợp quy để giúp nhà nước có thể kiểm soát, quản lý chất lượng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
3. Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy do có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ giao thông vận tải.
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II Thông tư 41/2018/TT-BGTVT thì danh mục sản phẩm phải chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn hợp quy bao gồm:
Lĩnh vực phương tiện giao thông đường bộ, phụ tùng:
+) Ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc: Ô tô kéo rơ mooc; ô tô chở người trong sân bay; ô tô y tế lưu động; ô tô quan trắc môi trường,…
+) Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp máy: Xe mô tô dành cho người khuyết tật Điều khiển; xe gắn máy dành cho người khuyết tật Điều khiển;…
+) Xe bốn bánh có gắn động cơ: Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ; loại chở dưới 10 người kể cả người lái bao gồm cả xe chơi golf (golf car, golf buggies) loại chở dưới 10 người kể cả người lái hoạt động trong phạm vi hạn chế,..
+) Xe máy chuyên dùng: xe san; xe cạp; xe đóng cọc và nhổ cọc; xe tự đổ,..
+) Phụ tùng: Khung xe mô tô, xe gắn máy; gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy; vành thép xe mô tô, xe gắn máy;…
Lĩnh vực phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí biển
+) Giàn cố định trên biển (bệ giàn khoan và các mảng cấu kiện tích hợp sử dụng trong các công đoạn khoan, khai thác dầu khí trên biển);
+) Kho chứa nổi, giàn di động, (giàn khoan hoặc giàn sản xuất nổi hoặc nửa nổi nửa chìm);…
Lĩnh vực biển
+) Tàu thủy chở khách, du thuyền, phà, tàu thủy chở hàng, xà lan và các tàu thuyền tương tự để vận chuyển người hoặc hàng hóa (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh);
+) Tàu đèn hiệu (hải đăng), tàu cứu hộ, tàu hút nạo vét (tàu cuốc), cần cẩu nổi và tàu thuyền khác mà tính năng di động trên mặt nước chỉ nhằm bổ sung cho chức năng chính của các tàu thuyền này; ụ nổi sửa chữa tàu;…
Lĩnh vực phương tiện thủy nội địa
+) Tàu thủy chở khách, du thuyền, phà, tàu thủy chở hàng, sà lan và các tàu thuyền tương tự để vận chuyển người hoặc hàng hóa, các loại tàu thuyền thể thao, vui chơi giải trí và canô (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh);
+) Tàu kéo và tàu đẩy (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh);…
Lĩnh vực hạ thủy nội địa
Cấu kiện nổi khác (ví dụ: bè mảng, thùng chứa chất lỏng, ketxon giếng kín (coffer-dams), cầu lên bờ, các loại phao nổi và mốc hiệu)
Lĩnh vực đường sắt
+) Phương tiện chuyên dùng: Gòng máy; ô tô ray; cần trục đường sắt; Máy chèn đường; Máy kiểm tra đường; Phương tiện khác dùng để phục vụ thi công, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra đường sắt;
+) Toa xe hành lý; Toa xe bưu vụ; Toa xe hàng ăn;…
Lĩnh vực sản phẩm công nghiệp dùng trong giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác trên biển (không áp dụng đối với sản phẩm dùng cho tàu và phương tiện thăm dò khai thác trên biển tạm nhập tái xuất và mang cờ nước ngoài).
+) Kính (cho tàu thủy và thiết bị thăm dò, khai thác dầu khí biển);
+) Tổ hợp máy phát; máy phát; biến áp; đèn phòng nổ; còi và bảng kiểm soát còi,.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!