Kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ - Pháp luật đã thực sự bảo vệ doanh nghiệp
Kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ - Pháp luật đã thực sự bảo vệ doanh nghiệp

Kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ – Pháp luật đã thực sự bảo vệ doanh nghiệp

Hiện nay loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đang phát triển với nhiều loại hình công ty, với nhiều dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, đối mặt với vấn đề này là tình trạng trục lợi bảo hiểm dưới nhiều hình thức, như: Khai gian dối hồ sơ, tự hủy hoại cơ thể, làm giả giấy tờ… Có thể nói, tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, mà nó còn làm mất niềm tin của khách hàng đối với loại hình dịch vụ này và làm xấu đi bức tranh an sinh trong đời sống xã hội. Ngoài vấn đề trên, thì vấn đề khung khổ pháp luật cũng đang là một thách thức đối với sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp. Đơn cử, khi cá nhân kinh doanh bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có hành vi khai gian dối hồ sơ sẽ bị xử phạt hành chính; tuy nhiên hành vi này thì lại không áp dụng đối với khách hàng…

Câu hỏi 1:  Theo Luật sư, ngoài những vấn đề trên thì hiện nay có những rào cản pháp lý nào đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh bảo hiểm.

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Với mục đích nhằm ngăn ngừa tình trạng trục lợi bảo hiểm (TLBH), cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các nội dung giám sát của mình thông qua việc ban hành các quy định khá chặt chẽ về việc cấp phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm; quản lý kênh trung gian bảo hiểm. Tuy nhiên, những hạn chế của các quy định đó lại trở thành rào cản pháp lý đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm:

Các thủ tục thành lập, cấp phép hoạt động còn phức tạp. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm đã đưa ra những rào cản kỹ thuật khá khắt khe trong việc cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm. Những điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tập trung vào 03 nội dung chính là: Điều kiện về vốn, tiêu chuẩn người quản trị điều hành, hồ sơ và loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định khá cao về trình độ người quản trị điều hành doanh nghiệp và kinh nghiệm công tác để đảm bảo cho người quản lý có đủ khả năng thực hiện tốt công việc ở vị trí được giao. Quy định về việc chủ đầu tư phải chứng minh khả năng góp vốn bằng tiền mặt là khá cứng nhắc. Mặc dù đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là phải có khả năng tài chính vững mạnh để sẵn sàng chi trả bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

Pháp luật chưa có quy định về quản lý kênh trung gian bảo hiểm để hạn chế hiện tượng cấu kết giữa đại lý, bộ phận giám định và người được bảo hiểm nhằm TLBH. Pháp luật mới có quy định về việc cấp phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà còn bỏ ngỏ đối với đại lý bảo hiểm là tổ chức và các đơn vị thực hiện dịch vụ phụ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm (ví dụ: Đơn vị giám định). Thực tế cho thấy, trong việc ngăn ngừa TLBH thì đây là những chủ thể đóng vai trò khá quan trọng, vì tư vấn của đại lý bảo hiểm hay kết luận giám định của các đơn vị giám định rất có ý nghĩa trong việc tham gia bảo hiểm cũng như bồi thường bảo hiểm. Do đó, nếu quy định không đảm bảo chặt chẽ, đại lý bảo hiểm hoặc các tổ chức phụ trợ có thể cấu kết với người được bảo hiểm để TLBH. Quy định về việc thu phí hộ chưa chặt chẽ, dễ dẫn đến trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cấu kết với khách hàng để trục lợi bảo hiểm (sự kiện bảo hiểm xảy ra rồi mới mua bảo hiểm).

Quy định hiện hành thiếu khung pháp lý đối với các yêu cầu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm. Các chính sách đối với doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp với thông lệ quốc tế.

Quy định pháp lý về danh mục đầu tư hiện chưa đa dạng, trong khi nguồn vốn đầu tư ngày càng lớn, nhu cầu đầu tư với chi phí hợp lý và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Vì vậy, cần thiết phải mở rộng cho các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào các công cụ đầu tư như trái phiếu chính quyền địa phương, đầu tư vào cơ sở hạ tầng… để đáp ứng nhu cầu đối với nền kinh tế và gia tăng quyền lợi khách hàng.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Câu hỏi 2: Đối với các loại hình hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp gặp khó khăn như thế nào khi thực hiện ký hợp đồng với khách hàng

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Một số bất cập của quy định về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm như sau:

Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực khi giao kết hợp đồng bảo hiểu còn gặp nhiều vướng mắc:

Theo điểm b khoản 2 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo quy định này, đối tượng của nghĩa vụ khai báo là “mọi chi tiết theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Vậy cụm từ “mọi chi tiết theo yêu cầu của doanh nghiệp” được hiểu và giải thích như nào? Điều này là chưa rõ ràng và gây ra một số vướng mắc trên thực tế. Ngoài ra, về mặt lý thuyết, căn cứ để áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng là hành vi vi phạm xảy ra trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng, như thể hiện tại Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 “một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng…” ; còn căn cứ để tuyên hợp đồng vô hiệu là hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm các bên giao kết hợp đồng, như được thể hiện tại Điều 127 Bộ luật dân sự “khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối…thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.” Tuy nhiên, hành vi “cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm” về bản chất là hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồngxảy ra trước thời điểm các bên giao kết hợp đồng, nhưng Luật Kinh doanh bảo hiểm vẫn cho rằng đây là căn cứ để đình chỉ thực hiện hợp đồng. Điều này không phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự 2015 cũng như nguyên tắc trong giao kết hợp đồng. 

Quy định về chấm dứt hợp đồng:

Theo quy định tại Điều 24, sau khi hợp đồng bảo hiểm chấm dứt, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp đối với các hợp đồng bảo hiểm mà theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng toàn bộ phí bảo hiểm trong một lần. Đối với các hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm đóng phí định kỳ, thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thể hoàn phí trên cơ sở tại Điều 24. Trong thực tiễn, phát sinh một số vướng mắc nhất định trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm. Chẳng hạn, trường hợp chồng mua bảo hiểm nhân thọ cho vợ, sau đó hai vợ chồng ly hôn thì có coi là trường hợp bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm để chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo khoản 1 Điều 23 của Luật Kinh doanh bảo hiểm không không? Hoặc khi người lao động không còn làm việc tại doanh nghiệp mua bảo hiểm nữa thì hợp đồng bảo hiểm đó sẽ được duy trì hiệu lực như thế nào? Đây vẫn còn là những câu hỏi đang bỏ ngỏ trong pháp luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam

Quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm:

Theo Điều 16 và 39, Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định các trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người không phải trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định của Điều 39 dường như đã bỏ sót một số trường hợp mà bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm có thể lợi dụng để trục lợi bảo hiểm. Điểm b, Khoản 1, Điều 39 quy định doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm nếu bên được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Luật Kinh doanh bảo hiểm dường như chỉ chú ý đến sự kiện chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn, mà bỏ quên các sự kiện cũng có thể là sự kiện bảo hiểm như sự kiện thương tật một phần vĩnh viễn hay sự kiện ốm bệnh, tạo ra một lỗ hổng để bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm trục lợi bảo hiểm. Điểm c, Khoản 1, Điều 39 dường như chỉ chú ý đến sự kiện bên được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình, tức là sự kiện bên được bảo hiểm thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lại bỏ quên các sự kiện vi phạm pháp luật ở mức độ nhẹ hơn của bên được bảo hiểm. Như vậy, mặc dù Điều 16 và Điều 39 đều đi đúng hướng, nhưng quy định tại hai điều khoản đều có những thiếu sót để đạt thực hiện mục đích của điều khoản loại trừ trách nhiệm một cách trọn vẹn nhất.

Quy định về thời hiệu khởi kiện:

Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.” Quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm phù hợp với quy định tại Điều 159 Bộ luật dân sự 2005, khi xác định thời điểm tính thời hiệu khỏi kiện là thời điểm phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, quy định này hiện nay đã không còn phù hợp khi Bộ luật dân sự 2015 xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiểu khởi kiện là “ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Do đó, quy định tại Điều 30 cũng sẽ tạo ra những cản trở nhất định cho doanh nghiệp bảo hiểm, người mua bảo hiểm và các bên liên quan khác trong việc thực hiện quyền khởi kiện khi quyền, lợi ích của bên tương ứng bị xâm phạm

Câu hỏi 3:  Để khắc phục những hạn chế về mặt pháp lý, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, theo Luật sư cần phải khắc phục những hạn chế nào.

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Để khắc phục những hạn chế về mặt pháp lý, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, cần khắc phục những hạn chế sau:

Cần sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể, cần bổ sung nguyên tắc doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; phải đảm bảo các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm; các bên tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải trung thực tuyệt đối, được tự nguyện thỏa thuận…

Cần bổ sung quy định doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm xây dựng quy trình khai thác, thẩm định, bồi thường để xác định, đánh giá đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết về người được bảo hiểm, chi trả tiền/bồi thường bảo hiểm, phòng chống gian lận bảo hiểm, rửa tiền, tài trợ khủng bố…

Cần bổ sung điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động theo hướng đơn giản điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm đã được cấp giấy phép tại Việt Nam muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mới; bỏ tài liệu về quy tắc, điều khoản, biểu phí tại hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động; bỏ yêu cầu phải chấp thuận đối với đóng, mở, thay đổi địa điểm đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và thay bằng hình thức thông báo Bộ Tài chính trước khi có thay đổi,..

Cần bổ sung yêu cầu doanh nghiệp bảo hiêm công khai thông tin định kỳ như: Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, Báo cáo khả năng thanh toán và quản trị rủi ro doanh nghiệp, nghị quyết đại hội đồng cổ đông… bổ sung quy định yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm đối với Báo cáo tài chính, Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm, Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và rủi ro. Cần có các biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp bảo hiểm có sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật, có gian lận bảo hiểm hoặc có giao dịch bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính hoặc quyền lợi của người tham gia bảo hiểm,…

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Công ty Luật TNHH TGS: https://lsvn.vn/xu-ly-nghiem-hanh-vi-truc-loi-bao-hiem-de-lanh-manh-thi-truong1658973272.html

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) được Tạp chí Phổ biến Pháp luật đăng tải trên báo giấy Số 16 ngày 31/08/2022 chuyên mục Kinh tế và Pháp luật.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!