Luật sư Khánh trả lời phỏng vấn Lawyer TV về vấn đề “ô nhiễm không khí dưới góc nhìn trách nhiệm”

Trước tiên cho phép tôi được gửi lời chào và lời chúc tốt đẹp đến quý vị độc giả đang theo dõi chương trình. Tôi là Tiến sỹ Luật học Lê Ngọc Khánh, Hãng luật TGS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Hôm nay, tôi rất vui khi nhận được lời mời tham gia Talkshow này để cùng trò chuyện về chủ đề chúng ta rất quan tâm hiện nay là “Ô nhiễm không khí dưới góc nhìn về trách nhiệm”.

Rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ quý vị độc giả để chúng tôi cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra phương pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Cảm nhận cá nhân của các khách mời về ô nhiễm không khí tại Hà Nội như thế nào?

Chúng ta có thể cảm nhận được việc ô nhiễm không khí có nhiều nguồn, trong đó có nguồn do hoạt động của người dân gây ra, như sử dụng bếp than tổ ong, đốt rơm rạ, đốt rác, không vệ sinh môi trường xung quanh, ít quan tâm đến trồng cây. Ngoài ra, việc người dân sử dụng các phương tiện giao thông quá hạn, không được kiểm định, bảo dưỡng, rửa sạch sẽ ngoài ra một phần cũng có thể là do thời tiết thay đổi dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt, không có mưa làm sạch tự nhiên nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng ở mức báo động không chỉ riêng ở Hà Nội mà cả ở các khu vực lân cận.

ls

Để góp phần giảm ô nhiễm không khí, mỗi người dân chúng ta cần phải có những hành động nhỏ như vệ sinh cảnh quan môi trường xung quanh, trồng nhiều cây, không đốt rơm rạ, không đốt rác cũng như sử dụng đúng cách, đúng hướng dẫn với phương tiện giao thông mình đang sử dụng. Một số hành động đơn giản như tắt động cơ xe máy khi dừng chờ đèn đỏ, không vứt rác nơi công cộng cũng góp phần hạn chế bớt nguồn thải gây ô nhiễm không khí,…

Theo ông/bà, phản ứng của chính quyền là đủ kịp thời trước một vấn đề như vậy chưa?

Theo tôi phản ứng của chính quyền là đủ kịp thời trước một vấn đề như vậy. Bởi vì, với chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên Môi trường chưa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo Điều 64 Luật bảo vệ môi trường quy định về việc kiểm soát không khi môi trường.

Không kịp thời đưa ra thông tin cụ thể về tình trạng ô nhiễm không khí, cũng như đưa ra một số giải pháp cụ thể để phản ánh kịp thời trước vấn đề ô nhiễm không khí để người dân biết và có hướng xử lý.

Trong những ngày qua Hà Nội liên tục nằm trong top báo động về mức độ ô nhiễm không khí. Cần phải nâng cao công tác quản lý, tuyên truyền và vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm không khi ỏ thủ đô và các vùng trên cả nước.

Xem xét, kiểm tra, đánh giá các nguồn gây ra ô nhiễm nhằm loại bỏ và hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, chứ không đổ lỗi cho thời tiết hay quy trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức nào mà đây là trách nhiệm của toàn thể người dân.

Theo ông/bà, có hay không việc chính quyền chưa có thông tin kịp thời và đầy đủ, thậm chí có ý kiến cho rằng ban đầu chính quyền còn che giấu thông tin về ô nhiễm không khí?

Theo tôi việc các cơ quan chính quyền chưa có thông tin kịp thời để cảnh báo cho người dân là không phù hợp, còn về ý kiến cho rằng ban đầu chính quyền còn che giấu thông tin về ô nhiễm không khí là không đúng. Bởi vì, Bộ tài nguyên và Môi trường đưa thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường và các chỉ số về chất lượng ô nhiễm không khí có sự chậm chạp, tắc trách thậm chí là thiếu trách nhiệm.

Vừa qua một loạt các báo đưa tin về việc trong Báo cáo việc thi hành Luật Thủ đô được gửi đến các đại biểu Quốc hội, các số liệu về ô nhiễm môi trường Hà Nội năm 2019 trùng khớp với những số liệu đã từng báo cáo từ năm 2005. Qua đó, tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội được hàng loạt người dân và dư luận đặc biệt quan tâm tới cách xử lý cũng như động thái của các cấp chính quyền là chưa kịp thời, còn lỏng lẻo về các khâu tổ chức thực hiện, đáng giá mức độ, đặc biệt là không có phương án để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

Thực tế, việc giám sát ô nhiễm không khí tại các công trình xây xây dựng chưa được xử lý kịp thời, không có sự minh bạch trong công tác thanh tra giám sát, đặc biệt trong bối cảnh trên địa bàn Hà Nội có hơn 1.000 công trình xây dựng lớn nhỏ để triển khai các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhiều dự án cải tạo hạ tầng, xây dựng nút giao thông kéo dài đã gây ô nhiễm, đều đó tác động trực tiếp đến nguồn và nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí mà không được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trước những nguy cơ hiện hữu và rủi ro khôn lường do tình trạng ô nhiễm không khí gây ra, trong những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp nhằm kiểm soát mức độ gia tăng ô nhiễm không khí; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục các sự cố. Tuy nhiên, nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được

Việc phối hợp giữa chính quyền Hà Nội với các cơ quan chức năng khác là như thế nào theo đánh giá của các khách mời?

Hiện nay, có nhiều số liệu về ô nhiễm không khí được công bố bới các tổ chức khác nhau, trong khi có nhiều cơ quan, đơn vị cùng quản lý nguồn phát thải gây ô nhiễm khác nhau. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan này còn nhiều bất cập, hiệu quả quản lý chưa cao.

Đơn cử như Bộ tài nguyên Môi trường là đơn vị được giao quản lý về các vấn đề môi trường là cơ quan trực tiếp xây dựng những cơ chế, chính sách về quản lý môi trường. Tuy nhiên, đối với vấn đề quản lý thực thi lại phụ thuộc vào vấn đề kỹ thuật và địa bàn trực tiếp. Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến khí phát thải phương tiện, đăng kiểm, ngành xây dựng quản lý các nội dung liên quan đến ô nhiễm ở các công trình xây dựng…

Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí chưa được thực thi hiệu quả là do sự thiếu quyết tâm và có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý ô nhiễm không khí dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, thiếu một cơ quan chuyên trách về quản lý ô nhiễm không khí.

Cùng theo dõi trả lời của Luật sư Lê Ngọc Khánh của truyền hình Lawyer TV

Nhìn ở góc độ pháp lý, trách nhiệm chính trị của chính quyền Hà Nội trong vấn đề ô nhiễm không khí là gì, thưa ông/bà?

Theo góc độ pháp lý trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí thuộc về mọi người dân. Ngoài ra, trách nhiệm còn thuộc về các cấp chính quyền và cơ quan quản lý môi trường và cần có hành động cấp bách làm giảm ô nhiễm không khí. Theo đó, trách nhiệm chính trị của chính quyền Hà Nội trong vấn đề ô nhiễm không khí ở thủ đô là cần phải nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề ô nhiễm không khí, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường cần quy định rõ ràng hơn các chế tài xử lý vi phạm song song với đẩy mạnh giáo dục trong nhà trường.

Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Hệ thống các văn bản pháp luật vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế… trong việc bảo vệ môi trường.

Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường chưa thực sự đủ mạnh, còn nhiều hạn chế. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa đủ mạnh, tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe.

Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.

Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ môi trường; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi vi phạm môi trường, các loại tội phạm về môi trường. Đây chính là “thanh bảo kiếm” nhằm răn đe, ngăn chặn mọi biểu hiện, hành vi gây hại đến môi trường, góp phần bảo vệ an ninh môi trường để thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.

Theo ông/bà, cần có thay đổi gì để người dân tin tưởng hơn vào trách nhiệm của chính quyền trong những sự việc tương tự?

Theo tôi, đối với các tổ chức chính trị xã hội khác nên có giám sát, trong trường hợp nếu gây ô nhiễm dứt khoát phải có kiến nghị với Chính phủ để có xử lý kịp thời. Tuyệt đối không đánh đổi kinh tế lấy môi trường.

Một thực tế mà chúng ta ai cũng phải thừa nhận, đó là Thủ đô của chúng ta đang bị ô nhiễm không khí, và sức khỏe người dân đang bị ảnh hưởng. Thiết nghĩ, phản ứng của chính quyền đô thị trước sự lo lắng của người dân có lẽ cũng nên được xem là một tiêu chí để đánh giá mức độ “xanh” của thành phố đó, bên cạnh các chỉ số thống kê về chất lượng không khí.

Tiến tới công cuộc đổi mới đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế bền vững với cuộc chiến chống ô nhiễm không khí đã không phải là cuộc chiến của riêng ai, mà cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, bao gồm việc tích cực triển khai các kế hoạch cải thiện chất lượng không khí của các cấp chính quyền, cũng như chủ động tham gia bảo vệ môi trường sống của tất cả mọi người dân trong nước và quốc tế.

Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn.

Thực trạng môi trường ngày càng xấu đi đang trở thành một mối đe dọa và hiểm họa không thể xem thường, ô nhiễm không khí ở thu đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang ở mức báo động đỏ, nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ là lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là cẩn phải nâng cao trách nhiệm của người dân để bảo đảm môi trường trong sạch là góp phần tạo môi trường sống an toàn cho con người.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!