Những vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu
Những vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu

Những vấn đề cần lưu ý đối với doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu

Được biết, Xuất, nhập khẩu là quyền kinh doanh của doanh nghiệp được thành lập hợp pháp. Thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đối với những công ty, doanh nghiệp chuyên thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu thì cần lưu ý những vấn đề nào? Thủ tục ra sao?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Những vấn đề cần lưu ý đối với Công ty chuyên thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu:

Về ngành nghề kinh doanh:

Khi lựa chọn ngành nghề xuất, nhập khẩu để kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định trước khi xuất, nhập khẩu một số loại hàng hóa. Còn đối với những loại hàng hóa thông thường thì doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu và nộp thuế đầy đủ. So với những công ty mà hoạt động xuất, nhập khẩu không phải ngành nghề chính thì công ty xuất, nhập khẩu cần thực hiện nhiều thủ tục hơn, đòi hỏi thỏa mãn điều kiện kinh doanh ở nhiều lĩnh vực. Do đó, công ty cần lựa chọn tập trung xuất, nhập khẩu một số hàng hóa chủ đạo để tránh việc phải thực hiện quá nhiều thủ tục hành chính khi tiến hành kinh doanh.

Về hàng hóa khi xuất, nhập khẩu:

Khi kinh doanh xuất nhập khẩu thì cần lưu ý loại trừ danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018

Căn cứ theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 Doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện khi kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng này.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thì thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép, đáp ứng đủ điều kiện của Bộ, ngành liên quan. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

Về vấn đề hoạt động:

– Khai báo hải quan: Trước khi giao hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu cần khai hải quan cho lô hàng cần xuất khẩu, việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo các quy định của quốc gia sở tại.

Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu cũng tương tự như khai báo hàng xuất khẩu. Cần chú ý đến mã số hàng hóa và áp mức thuế phải nộp. Nếu áp sai mã hàng dễ dẫn đến việc hải quan phạt hành chính và quy vào gian lận thuế.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nhà nhập khẩu có thể làm công văn xin giải phóng hàng sớm và xin nợ chứng từ trong thời gian làm thủ tục khai hải quan. Nếu có trường hợp bất thường, hải quan có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu giải trình về giá trị hoặc số lượng hàng hóa đã thông quan.

– Thanh toán: Một trong những nội dung quan trọng trong XNK hàng hóa là thanh toán. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường đem lại rủi ro cao cho nhà xuất – nhập khẩu. Chính vì vậy, cần kiểm tra kỹ hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để hạn chế rủi ro thanh toán xảy ra.

– Mua bảo hiểm: Cần xem xét kỹ hợp đồng và thư tín dụng, nếu trong hợp đồng không quy định mua bảo hiểm thì vẫn nên mua bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm không phải bắt buộc đối với nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, để tránh tổn thất khi rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển quốc tế, người nhập khẩu cần xem xét mua bảo hiểm cho hàng hóa, các nghiệp vụ mua bảo hiểm do bên nhập khẩu thực hiện tương tự như bên xuất khẩu.

Về phát sinh tranh chấp:

Các tranh chấp phát sinh trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại với đối tác trong và ngoài nước như giao hàng, vận chuyển, thanh toán; các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động như các thủ tục liên quan đến thuế, hải quan,…

»Tham khảo thêm: Vai trò của Luật sư đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!