Phạt nặng với hành vi có tính chất khiêu dâm, đồ trụy, kích động bạo lực trong thể thao

Kể từ ngày 01/08 Nghị định 46/2019 sẽ có hiệu lưc, theo đó tại khoản 1 điều 7 của Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao có quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam”

Vậy quy định này dựa trên cơ sở nào, hãy đi tìm hiểu về cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.

1.  Về cơ sở pháp lý

Điều 10, Luật thể dục thể thao quy định về “những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao” có quy định về hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.”

Như vậy, điều 7 nghị đinh 46/2019 đã quy định chi tiết hơn về phương pháp bị cấm.

Tuy nhiên việc quy định như vậy cần phải xem xét xem chúng có ảnh hưởng đến quyền tập luyện thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe hay không thì phải xem xét trên thực tế việc luyện tập thể dục thể thao đó có ảnh hưởng xấu đến xã hội, thuần phong mỹ tục hay không. Có thể hình dung chúng ta có một cán cân, một bên là quyền tập luyện thể thể thao là quyền của con người và một bên là thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, bản sắc văn hóa của Việt Nam. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý là làm sao phải cân bằng cán cân đó. Vậy, điều 7 của Nghị định 46/2019 có tạo ra sự cân bằng đó không thì phải xem xét xem thế nào là “mang tính khiêu dâm”, thế nào là “đồi trụy”, thế nào là “kích động bạo lực” và định lượng nó bằng các hành vi cụ thể.

tram-anh

Có thể hiểu hành vị khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực nó đi ngược lại với mục đích của thể thao là rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao tinh thần đoàn kết và hiển nhiên là nó trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.

Tóm lại, từ những lý do trên thì việc quy định tại điều 7 nghị định số 46/2019 là hoàn toàn có cơ sở. Nhưng đó mới là nhưng phân tích về mặt pháp lý. Để biết được điều luật này có đi vào thực tiến hay không thì phải căn cứ thực tế những hiện tượng đang xảy ra trong xã hội.

2.  Cơ sở thực tiễn:

+ Đối với một số hoạt động thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy. Hiện nay có không ít các môn thể thao thể thao mà lợi dụng nó người tập đã ăn mặc hở hang, phản cảm đối với người nhìn để tạo ra sự nổi bật và với phương tiện truyền thông hiện nay thì việc những hình ảnh này phát tán ra xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công đồng, đặc biệt là giới trẻ. Nói đi cũng phải nói lại, việc hoạt động thể thao mang tính khiêu dâm, đồi trụy chỉ nên bị xử phạt khi chúng có tác động xấu đến xã hội và cần những tiêu chí định lượng hơn để xác định mức độ ảnh hưởng, cũng như phải quy định cụ thể các hoạt động thể thao nào. Vì mỗi hoạt động thể thao lại có những tính chất khác nhau mà đặc biệt là môn dancesport, yoga khoả thân, vì bản thân những môn này ranh giới giữa đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục với quyền được tự do tập luyện thể dục thể thao rất mong manh. Nếu không quy định cụ thể, rất có thể sẽ tạo ra sự lạm quyền trong khi xử phạt.

+ Đối với một số hoạt thể thao mang tính kích động bạo lực. Thực tế, không ít một số môn thể thao mang tính bạo lực rất lớn mà nếu không có nó sẽ làm mất đi sự thú vị của môn thể thao đó. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà vận động viên quá khích có những lời lẽ chửi bới, thậm chí gây tổn hại đến sức khỏe của đối thủ. Phải chăng nên quy định về tỷ lệ % thương tích để làm căn cứ xử phạt.

Tóm lại, từ những phân tích trên việc quy định xử phạt về hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực là cần thiết. Hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nhằm mang tính răn đe, phòng ngừa hơn là đánh vào kinh tế của người vi phạm. Tuy nhiên vẫn cần quy định cụ thể hơn đối với một số môn thể thao đặc thù để điều luật đạt được đúng mục đích của nó là cân bằng giữa quyền tự do tập luyện thể dục thể thao với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa Việt Nam.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */