Quan điểm của Luật sư về Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định cá nhân vận động từ thiện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Nghị định về vận động từ thiện có những điểm mới gì so với quy định hiện nay? Luật sư có đánh giá gì về những điểm mới ?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Theo đó, ngoài các tổ chức được kêu gọi, vận động từ thiện như hiện nay thì bổ sung thêm đối tượng là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Như vậy, điểm mới của Nghị định này so với Nghị định cũ là cho phép cá nhân được tham gia vận động các nguồn đóng góp tự nguyện, kèm theo quy định cụ thể:

– Các cá nhân khi vận động, tiếp nhận phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai dịch bệnh, sự cố cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động và tài khoản tiếp nhận, địa điểm tiếp nhận cũng như thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu.

– UBND cấp xã có trách nhiệm lưu giữ và theo dõi cung cấp các thông tin khi có yêu cầu của tổ chức đóng góp hoặc nhận hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

– Các cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ số tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

– Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thức thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

– Cá nhân cũng căn cứ vào nguồn đóng góp tự nguyện, tiếp nhận mà có trách nhiệm thông báo với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian và hỗ trợ và thực hiện phân phối sử dụng đúng cam kết… Chậm nhất sau 3 ngày làm việc sau khi nhận được thông báo, UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với Ban Vận động cùng cấp nếu có hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ…khi cần thiết hoặc theo đề nghị của cá nhân.

Bên cạnh đó, Nghị định mới cũng quy định, các cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban MTTQ các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu cam kết với các tổ chức, cá nhân đóng góp. Các cá nhân công khai kết quả tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện trên phương tiện truyền thông. Chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do các cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Các cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, gồm nhiều khoản tiếp nhận có điều kiện và địa chỉ cụ thể.

Các điểm mới trong Nghị định 93/2021/NĐ-CP không chỉ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân, mà còn tạo môi trường từ thiện minh bạch, rõ ràng, tránh các hiện tượng cá nhân lợi dụng từ thiện để vụ lợi. Có thể thấy, việc ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP sẽ góp phần đảm bảo việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện được hiệu quả và kịp thời hơn.

Với việc ban hành Nghị định mới về vận động từ thiện, việc quản lý các hoạt động từ thiện có chặt chẽ và đảm bảo chế tài xử lý nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Thực tế cho thấy, cũng bởi chưa có khung pháp luật rõ ràng và phù hợp, mới để xảy ra những nhiều cá nhân tham gia hoạt động này đã phải rơi vào tình cảnh trớ trêu khi vướng vào các vụ “lùm xùm” liên quan đến công khai, minh bạch trong hoạt động từ thiện hoặc các hành vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân khi kêu gọi từ thiện.

Nghị định mới cũng đã có đề cập đến trách nhiệm lưu trữ thông tin và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm nhưng chưa được cụ thể. Các quy định này càng rõ ràng, cụ thể thì sẽ càng dễ thực hiện, bảo đảm sự thống nhất ứng xử cho tất cả các bên tham gia, bao gồm cả phía cơ quan chức năng và chính quyền. Vì vậy, nếu các vướng mắc này không được giải quyết sớm thì đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là những người dân gánh chịu thiên tai, thảm hoạ.

Luật sư có đánh giá gì về tầm quan trọng của việc ban hành Nghị định này và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công tác vận động từ thiện, quyên góp đang diễn ra rất nhức nhối hiện nay ?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Nghị định cũ khuyến khích người dân hoạt động từ thiện nhưng theo một cơ chế là việc vận động quyên góp, phân bố tiền quy vào các đầu mối lớn như Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, chính quyền các cấp ở địa phương và các tổ chức xã hội từ thiện có tư cách pháp nhân. Mục đích của quy định này nhằm tạo hành lang để hoạt động cứu trợ diến ra có tổ chức, phân phối hợp lý tiền và hàng cứu trợ, giảm thiểu các rủi ro cá nhân, nhóm từ thiện vào vùng thiên tai, tránh các hiện tượng cá nhân trục lợi từ hoạt động bảo hiểm. Tuy nhiên, việc trao quyền cho một số tổ chức như trên lại có những khó khăn, vướng mắc trong việc thiếu kho bãi, phương tiện vận chuyện và người quản lý, dẫn đến hoạt động từ thiện không hiệu quả. Nghị định năm 2008 đã được ban hành và có hiệu lực hơn 10 năm qua nhưng không được thực thi trên thực tế. Hàng ngàn nhóm từ thiện, hàng triệu cá nhân vẫn tiến hành quyền góp và cứu trợ từ nguyện, dù có dựa theo hướng dẫn của địa phương nhưng vẫn không thông qua các tổ chức mà Nghị định năm 2008 quy định. Như vậy, thực tế đã chứng minh Nghị định cũ có những hạn chế, không phù hợp thực tiễn, không phát huy hiệu quả quản lý nên cần có Nghị định mới sửa đổi.

Bên cạnh đó, hiện nay, không ít những vụ “lùm xùm” xung quanh vấn đề công khai, minh bạch trong hoạt động thiện nguyện. Liên tục có những vụ việc/ vụ án liên quan đến các cá nhân kêu gọi từ thiện trên mạng rồi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với phương thức tinh vi, đa dạng về cách tiếp cận nạn nhân; nhiều vụ có số lượng lớn bị hại tham gia tại nhiều địa phương trên cả nước. Vì vậy, pháp luật cũng cần quy định công khai, minh bạch tài chính, ngăn chặn các hành vi lạm dụng quyên góp để trục lợi.

Từ những nguyên nhân trên, việc Chính phủ ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định năm 2008 quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, là vô cũng cần thiết và giải quyết được nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Bạn đọc có thể xem chi tiết nội dung Nghị định 93/2021/NĐ-CP  TẠI ĐÂY

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng đã được đăng tải trên:

Báo đầu tư và kinh doanh: https://dautuvakinhdoanh.vn/nghi-dinh-moi-chan-dung-viec-ca-nhan-loi-dung-tu-thien-de-vu-loi-a7516.html

Luật Việt Nam: https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/ca-nhan-van-dong-tu-thien-can-dieu-kien-gi-230-33705-article.html

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!