Quản trị Tài sản trí tuệ trong Doanh nghiệp và Trường Đại học
Quản trị Tài sản trí tuệ trong Doanh nghiệp và Trường Đại học

Quản trị Tài sản trí tuệ trong Doanh nghiệp và Trường Đại học

1. Nhận diện Tài sản trí tuệ (trong đó có Quyền Sở hữu trí tuệ – IP) ?

Tài sản trí tuệ (TSTT) là một bộ phân của tài sản vô hình. TSTT là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật;

TSTT được chia thành các nhánh. Cụ thể:

♦ Quyền tác giả và quyền liên quan:

– Đối với quyền tác giả, TSTT luôn được định hình dưới dáng một tác phẩm. Tức là quyền tác giả không bảo hộ cho ý tưởng mà chỉ bảo vệ cách thức thể hiện của tư duy.

– Đối với quyền liên quan, TSTT là chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát thanh, truyền hình.

♦ Quyền sở hữu công nghiệp:

– Quyền sở hữu công nghiệp bảo vệ các TSTT bao gồm: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch bán dẫn, bí mật kinh doanh

♦ Quyền đối với giống cây trồng:

Hoạt động nghiên cứu, triển khai của doanh nghiệp (R&D) có thể mang lại rất nhiều kết quả sáng tạo như: Bài báo, báo các nghiên cứu, tài liệu kỹ thuật, chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, giải pháp kỹ thuật, giải pháp cấu trúc, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, bí quyết kinh doanh,… Mỗi loại TSTT có thể được bảo hộ dưới các hình thức khác nhau. Nhận diện được cái TSTT trong hoạt động của mình giúp các doanh nghiệp có chiến lược quản lý TSTT hợp lý và hiệu quả.

2. Quy trình về Quản trị Tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ thông thường sẽ được doanh nghiệp quản trị thông qua 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Nhận diện, thống kê và phân loại tài sản trí tuệ hiện có

Tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp hoạt động mà doanh nghiệp cần xác định được đâu là tài sản trí tuệ, từ đó thống kê và phân loại các tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp hiện có.

Bước 2: Phân tích và đánh giá từng đơn vị tài sản trí tuệ ở nhiều mặt

Sau khi đã nhận diện, thống kê và phân loại được từng đối tượng tài sản trí tuệ thì doanh nghiệp tiến hành phân tích và đánh giá từng đơn vị tài sản trí tuệ từ nhiều mặt để đưa ra phương án lưu, bảo mật, bảo vệ sao cho phù hợp.

Bước 3: Xây dựng hệ thống lưu chứng và quy trình bảo mật

Phân tích và đánh giá được các đơn vị tài sản trí tuệ thì doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng hệ thống lưu các tài sản trí tuệ, đồng thời xây dựng quy trình bảo mật với đơn vị tài sản trí tuệ nào cần được bảo mật.

Bước 4: Tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền

Tùy thuộc vào từng đối tượng của tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp tiến hành các phương án đăng ký bảo hộ cho phù hợp. Cần lưu ý là không phải tất cả các tài sản trí tuệ đều buộc tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền mới xác lập được quyền sở hữu.

»Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả:

Bước 5: Xây dựng và quản trị quá trình thương mại hóa

Sau khi xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình thì doanh nghiệp tự do lên phương án khai thác thương mại tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Việc nhận diện các đối tượng là tài sản trí tuệ cũng như thực hiện các bước quản trị tài sản trí tuệ không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi tính chuyên môn rất cao. Doanh nghiệp có thể có nhân sự với vai trò là quản trị viên tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, hoặc một phòng ban có chuyên môn để thực hiện quản trị tài sản trí tuệ.

3. Ưu đãi thuế 50% – 100% dành cho Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ (Khởi nghiệp)

Theo Thông tư 03/2021/TT-BTC, mức và thời gian ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ, cụ thể: được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được tính liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì năm đầu tiên tính thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm nào doanh nghiệp khoa học và công nghệ không đáp ứng điều kiện về doanh thu của các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu năm của doanh nghiệp thì năm đó doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được hưởng ưu đãi và được tính trừ vào thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi và kê khai vào Bảng kê ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ kèm theo Thông tư này. Bảng kê ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được gửi kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2021.

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!