Gặp “khúc mắc” khi mua cổ phiếu thì phải làm như nào?

Câu hỏi: Ông Tuyến là là cổ đông của Cty Cổ phần xây dựng giao thông Phú Yên (gọi tắt là Cty) mượn ông Hoành số tiền 100 triệu đồng. Ông Tuyến không khả năng trả nợ nên ngày 15/3/2007, đã viết giấy bán cho ông Hoành 10.000 cổ phiếu(10.000đ/1 cổ phiếu) ghi rõ “để trừ nợ”. Ông Tuyến còn đưa ông Hoành đến gặp toàn thể Hội đồng quản trị Cty trình bày việc ông bán số cổ phiếunói trên cho ông Hoành và đề nghị Cty xác nhận. Cty hứa sẽ xem xét, nhưng thực tế không giải quyết. Do nợ nần, ông Tuyến đã bỏ trốn. Ngày 10/4/2008, Cty Đại hội cổ đông, trong danh sách vẫn có tên ông Tuyến  sở hữu 10.000 cổ phiếu. Ông Hoành khiếu nại thì Cty cho biết, ngoài ông Hoành ra, ông Tuyến còn có giấy bán cổ phiếu cho người khác, do vậy không thể giải quyết riêng cho ông Hoành. Mặt khác, do ông Tuyến còn nợ tiền vay của một số người trong Cty nên doanh nghiệp buộc phải giữ lại số cổ phiếu này.

Ông Hoành có thể gửi đơn đến Toà án để yêu cầu giải quyết việc 10.000 cổ phiếu thuộc về ai được không? Khi chưa có sự đồng ý của ông Tuyến, hoặc phán quyết của toà án thì Công ty có quyền sở hữu số cổ phiếunói trên của ông Tuyến để trừ các khoản ông Tuyến đang nợ người của cơ quan không?  (Đoàn Pháp, Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên).

thắc mắc khi mua cổ phiếu

Luật sư trả lời thắc mắc của bạn như sau:

1. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 81 và khoản 5, Điều 84 Luật Doanh nghiệp (Khoản 3, Điều 81: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”. Khoản 5, Điều 84: “Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ”).

2. Điều 4 Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy , nếu xảy ra tranh chấp quyền sở hữu 10.000 cố phiếu và có đủ căn cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, ông Hoành hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

 Tuy nhiên, theo ông Đoàn Pháp: “ngày 10/4/2008, Cty Đại hội cổ đông; danh sách cổ đông vẫn còn tên ông Tuyến với 10.000 cổ phiếu” thì thấy chưa đủ căn cứ kết luận Cty đã  “tranh quyền” sở hữu cổ phiếu của ông Tuyến.

3. Ông Hoành cho biết: Cy Cổ phần xây dựng giao thông Phú Yên. giữ lại giá trị số cổ phiếunày vì ông Tuyến đã bỏ trốn do nợ nần; rằng ngoài việc bán cổ phiếu cho ông Hoành, “ông Tuyến còn có giấy bán cho người khác” (cũng không được Cty xác nhận); rằng “ông Tuyến có nợ tiền vay của một số cán bộ trong Công ty”…

Công ty căn cứ vào những lý do nêu trên để giữ lại giá trị số cổ phiếuthuộc quyền sở hữu của ông Tuyến là không chặt chẽ về pháp lý. Hơn nữa, ông Tuyến “nợ tiền vay của nhiều người”, rồi ông Tuyến “bỏ trốn”… cho thấy dường như vụ việc đã có dấu hiệu hình sự. Nếu cũng nhận thấy như vậy, Cty nên cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra để họ xem xét, giải quyết thì phù hợp. Từ đó, có thể vụ án sẽ được khởi tố để tiến hành điều tra? Khi ấy, tài sản, đồ vật, các tài liệu liên quan… sẽ được xử lý bằng các biện pháp được quy định tại Bộ Luật Tố tụng hình sự, trong đó có cả biện pháp kê biên tài sản “đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!