Thôi quốc tịch Việt Nam thì có được sở hữu đất nữa không?

Thôi quốc tịch Việt Nam thì có được sở hữu đất nữa không?

Câu hỏi:

Hiện tôi đang sinh sống và làm việc ở Malaisia và mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên bố tôi là người Malaisia mong muốn tôi sẽ mang quốc tịch Malaisia, điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Nhưng lại phát sinh một vấn đề thế này, tôi có một mảnh đất và nhà ở Việt Nam. Xin hỏi sau khi tôi bỏ, thôi quốc tịch Việt Nam thì tôi có được phép sở hữu nhà đất này nữa không?

Rất mong được Luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn !

thoi-quoc-tich-viet-nam-thi-co-duoc-so-huu-dat-nua-khong

Trả lời tư vấn:

Theo như những gì bạn trình bày thì bạn đang muốn thôi quốc tịch Việt Nam và có một mảnh đất cùng nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đang thắc mắc việc này có ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất và nhà ở của bạn không. Trong trường hợp này, nếu bạn thôi quốc tịch Việt Nam tức là bạn đã không còn là công dân Việt Nam nữa và có thể coi là người nước ngoài. Khi trở thành công dân nước ngoài, việc sở hữu nhà ở của người nước ngoài được quy định tại Điều 161, Luật nhà ở 2014 như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này được thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 10 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.”

Pháp luật Việt Nam hiện nay hạn chế việc sở hữu nhà ở của người nước ngoài. Lí do một phần bởi vấn đề an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, với trường hợp của bạn thì bạn đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi còn mang quốc tịch Việt Nam, Luật pháp Việt Nam cũng không quy định về việc tước quyền sở hữu của người xin thôi quốc tịch Việt Nam. Chính vì thế, việc này sẽ không ảnh hưởng đến quyền sở hữu của bạn đối với mảnh đất và nhà ở bạn đang sở hữu, bạn hoàn toàn vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản của mình sau khi xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Để được tư vấn các vấn đề liên quan đến đất đai liên hệ tổng đài 1900.8698 hoặc xem TẠI ĐÂY

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!