Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh tư vấn pháp Luật trên Fanpage Luật Việt Nam

Tôi tự mua nhà bằng tiền riêng của mình, vợ không đóng góp đồng nào thì đó là tài sản riêng của tôi hay tài sản chung?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân cần phải dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản đó. Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Theo đó, nếu bạn chứng minh được nguồn gốc số tiền để mua nhà là tài sản riêng của mình thì ngôi nhà được xác định là tài sản riêng của bạn.

Mặc dù pháp luật có quy định về tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng nhưng để xác định rõ ràng tài sản nào là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì không phải là việc dễ. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Do đó, để được xác định có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì bạn cần phải chứng minh.

Chồng mua nhà cho bồ bằng tiền của anh ta. Tôi có quyền gì với căn nhà hay không?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Vừa rồi, tôi cũng đã tư vấn về trường hợp tương tự trường hợp của bạn. Trong thời kì hôn nhân vợ chồng, để xác định tài sản chung, tài sản riêng không hề dễ dàng mặc dù đã có quy định pháp luật về vấn đề này.

Nếu chồng bạn chứng minh được tiền mua nhà cho bồ không phải là tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân, không phải hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung vợ chồng và thuộc các loại tài sản theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì bạn hoàn toàn không có quyền gì đối với ngôi nhà mà người chồng đã mua cho bồ. Ngôi nhà này được xác định là tài sản riêng của chồng bạn.

Ngược lại, tiền mua nhà là tiền của chồng bạn nhưng nguồn gốc số tiền mà chồng bạn có lại phát sinh từ các loại tài sản chung, là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung hoặc hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng nhưng vợ chồng bạn có thỏa thuận về việc sử dụng chung thì ngôi nhà mà người chồng đã mua cho bồ nếu đứng tên người chồng là tài sản chung trong thời kì hôn nhân của vợ chồng bạn. Do đó, bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với ngôi nhà này theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Tôi và em trai chung hộ khẩu với bà nội. Gần đây tôi được biết là bà nội đã chuyển quyền sử dụng đất cho một người khác mà trong khi đó tôi không hay biết. Vây cho tôi hỏi thủ tục chuyển quyền như vậy có cần phải được sự đồng ý và có chữ kí tôi không vì tôi vẫn còn trong hô khẩu?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Trong trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cá nhân tức là cấp cho bà của bạn thì bà của bạn có toàn quyền chuyển quyền sử dụng mảnh đất đó mà không cần phải có sự đồng ý của bạn và em trai bạn.

Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình bạn thì mảnh đất này được xác định là tài sản chung (theo Điều 212 Bộ luật dân sự 2015).

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013). Nếu trong hộ có người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ do người giám hộ của họ thực hiện.  

Do vậy, cần phải làm rõ, thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn và em trai bạn có đang sống chung với bà hay không. Tức là, thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn và em trai đã được ghi nhận thông tin trong sổ hộ khẩu chung với bà hay chưa.  Nếu thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cả 3 bà cháu đều đã có chung sổ hộ khẩu thì khi chuyển quyền sử dụng đất cho bên thứ ba thì cần phải có sự đồng bý của cả 3 người. Nếu thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông tin của bạn và em trai chưa được ghi nhận chung trong sổ hộ khẩu với bà thì khi bà chuyển quyền sử dụng đất, không cần có sự đồng ý của bạn và em trai.

Thẻ căn cước của tôi đến năm 2030 mới hết hạn vậy bây giờ tôi có bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước gắn chíp không? Cán bộ khu tôi cứ đến bảo bắt buộc phải làm, không làm là không sử dụng thẻ căn cước được.

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, những trường hợp bắt buộc đổi CCCD mẫu cũ sang CCCD gắn chíp sau ngày 1/7/2021, bao gồm: Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại; Khi công dân có yêu cầu.

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định và khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chíp.

Hiện nay, Nhà nước tạo điều kiện về sự ưu tiên và mức giá cho những đối tượng có nhu cầu làm thẻ mới trước ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, đây không phải là bắt buộc bạn phải đi làm thẻ CCCD gắn chíp mới.

Do vậy, cán bộ khu bạn truyền đạt thông tin như vậy là không chính xác.

Tôi đang sở hữu một nhãn hiệu ăn nên làm ra và rất có triển vọng. Bạn bè tôi đều khuyên tôi nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nếu không sau này có nhiều rủi ro. Vậy, cho tôi hỏi, những rủi ro mà tôi có thể gặp phải khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì ạ? Có khi nào một người không kinh doanh sản phẩm của tôi mà vẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trùng hoàn toàn với nhãn hiệu của tôi. Sau đó yêu cầu tôi bồi thường hoặc gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm liên quan đến nhãn hiệu đó hay khong? Xin cảm ơn

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi không đăng ký bản hộ nhãn hiệu có thể kể đến như: Không làm chủ thương hiệu của mình; Bị làm giả, làm nhái nhãn hiệu; Thiệt hại khi tranh chấp xảy ra; Đánh mất niềm tin của người tiêu dùng khi dùng phải hàng giả, hàng nhái; Khó làm truyền thông thương hiệu; Nguy cơ bị mất nhãn hiệu nếu bị các cá nhân, tổ chức khác nộp đơn đăng ký trước,…

Luật Sở hữu trí tuệ có quy định các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp (Khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019).  Do đó, khi phát hiện hành vi của cá nhân không kinh doanh sản phẩm của bạn nhưng vẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trùng hoàn toàn với nhãn hiệu bạn đang dùng thì bạn có thể thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu nếu có đủ căn cứ, tài liệu hoặc nguồn thông tin để chứng minh (Điều 112 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019). Trong trường hợp bạn không có căn cứ để chứng minh thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Bạn đọc có thể xem đầy đủ buổi Live Stream tư vấn của Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh tại: 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!