Tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia dự thảo nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Hiện tại, Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Dự thảo bổ sung điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với nhà đầu tư nước ngoài; sửa đổi quy định về đăng ký hoạt động tại địa phương; bổ sung quy định về tỷ lệ hoa hồng trên doanh số cá nhân; bổ sung quy định quản lý hoạt động bảo trợ quốc tế… Dự kiến quy định này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp.

Ngày 28/7, Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương tổ chức tọa đàm trực tuyến lấy ý kiến doanh nghiệp đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Nghị định 40/2018/NĐ-CP).

Công ty Luật TGS đã cử Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) tham gia đóng góp ý kiến vào hội thảo

1. Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP

Nghị định số 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đã có các quy định siết chặt hơn về điều kiện kinh doanh, hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia, các doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước trong hoạt động bán hàng đa cấp; tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp hoạt động minh bạch; sàng lọc những doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động bất chính, qua đó góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giảm thiểu khả năng gây hậu quả về kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, qua rà soát và thực tiễn thi hành, các cơ quan quản lý nhận thấy một số chính sách cần được xem xét điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, một số quy định cần được điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với mục tiêu quản lý. Quá trình triển khai, nhiều cơ quan, tổ chức cũng có ý kiến đề xuất sửa đổi các quy định của Nghị định 40 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 40 là hoàn toàn cần thiết, đáp ứng đượ yêu cầu của tình hình thực tiễn hiện nay.

2. Dự thảo đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Thứ nhất, bổ sung, làm rõ các quy định về điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó bổ sung điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam cần có kinh nghiệm hoạt động bán hàng đa cấp ba năm liên tục ở một quốc gia khác trên thế giới.

Thứ hai, điều chỉnh giảm thời lượng đào tạo cơ bản bắt buộc, điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ ba, làm rõ các trường hợp được sử dụng tiền ký quỹ để bảo đảm quyền lợi của người tham gia, qua đó giúp người dân xác định được rõ quyền lợi của mình trước khi tiến hành các thủ tục pháp lý, hạn chế việc lãng phí thời gian, nguồn lực của cả người dân và chính quyền trong việc giải quyết tranh chấp và sử dụng tiền ký quỹ.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý tại địa phương thông qua việc làm rõ điều kiện, trách nhiệm của người đại diện của doanh nghiệp tại địa phương. Đảm bảo người đại diện tại địa phương phải là người nắm bắt được hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, có đủ thẩm quyền và có trách nhiệm làm việc với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương theo yêu cầu.

Thứ năm, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thông qua việc điều chỉnh cơ chế bảo trợ quốc tế, ngăn ngừa các hoạt động trái phép hoặc thu lợi bất chính từ thị trường Việt Nam, đảm bảo cơ quan quản lý có thể giám sát được hoạt động của doanh nghiệp, thu được ngân sách từ doanh nghiệp.

Thứ sáu, bổ sung quy định về tỉ lệ hoa hồng tối thiểu trên doanh số bán hàng cá nhân của người tham gia nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động bán hàng của người tham gia, hạn chế nguy cơ các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng phát triển theo hướng chỉ tuyển dụng và tiêu dùng hàng hóa trong nội bộ hệ thống.

Ngoài ra, Dự thảo sửa đổi một số quy định cụ thể và một số vấn đề về thủ tục hành chính để đảm bảo thống nhất, thuận lợi trong thực hiện.

3. Ý kiến của Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS đóng vào Bản dự thảo

3.1 Bảo trợ quốc tế

Dự thảo đề xuất phương án “doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam không được cho phép người tham gia bán hàng đa cấp ở Việt Nam được bảo trợ bởi người tham gia bán hàng đa cấp ở nước ngoài”. Quy định này là biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Thường những can thiệp (như cấm, hạn chế, không được cho phép…) như thế này phải là giải pháp lựa chọn cuối cùng khi không có giải pháp chính sách nào khác và phải cân nhắc rất kỹ nhiều yếu tố. Do vậy, để có cơ sở vững chắc cho phương án đề xuất này, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung, làm rõ thêm các nội dung sau:

Thứ nhất, bổ sung kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý hoạt động bảo trợ quốc tế trong bán hàng đa cấp. Liệu giải pháp này đã phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế hay chưa?

Thứ hai, làm rõ khả năng điều chỉnh của các quy định pháp luật hiện hành với các vấn đề đã được cơ quan soạn thảo liệt kê trong Báo cáo đánh giá tác động. Liệu với những quy định hiện hành: giải pháp tăng cường thực thi các quy định đã có hay điều chỉnh và sửa đổi quy định mới thì có đáp ứng được các mục tiêu quản lý đề ra hay không? Các quy định hiện hành bao gồm:

  • Các quy định về thuế (Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy định chi tiết) liên quan đến vấn đề lẩn tránh và thất thu các khoản thuế;
  • Các quy định về quản lý ngoại tệ (Pháp lệnh quản lý ngoại hối và các văn bản quy định chi tiết) về vấn đề lẩn tránh khoản thu do chuyển tiền ra nước ngoài;
  • Các quy định về giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài (Bộ luật Tố tụng dân sự) liên quan đến các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến doanh số phát sinh từ hoạt động bảo trợ nước ngoài.

3.2 Người đại diện tại địa phương

Dự thảo bổ sung điều kiện, yêu cầu với người đại diện tại địa phương của doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký hoạt động tại địa phương. Lý giải cho việc này, cơ quan soạn thảo cho rằng có tình trạng người đại diện tại địa phương chỉ mang tính chất đối phó, không nắm được thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc lại tính cần thiết của quy định này. Đây là quy định can thiệp trực tiếp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp về tổ chức bộ máy, trong khi doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoạt động và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Việc cung cấp thông tin có thể được giải quyết bằng cách bổ sung quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, trong đó có quy định về thời hạn doanh nghiệp hoặc người đại diện tại địa phương của doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin mà cơ quan nhà nước yêu cầu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải thiết lập một cơ chế phù hợp để đảm bảo cung cấp thông tin trong thời hạn quy định cho cơ quan nhà nước. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về việc đặt ra quy định này.

3.3 Tỷ lệ hoa hồng tối thiểu từ kết quả bán hàng trên tổng lợi ích kinh tế

Dự thảo bổ sung quy định Điều 43 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về tỷ lệ hoa hồng tối thiểu từ kết quả bán hàng trên tổng lợi ích kinh tế mà người tham gia được hưởng. Đây là quy định mới, cần thiết để quản lý các cơ sở kinh doah đa cấp phải đẩy mạnh ác hoạt động bán hàng ra thị trường, tránh tình trạng chỉ tuyển dụng và tiêu thụ hàng trong nội bộ hệ thống. Tuy nhiên, quy định này sẽ can thiệp trực tiếp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp và dự kiến có tác động lớn đến kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng lại chưa được thực hiện đánh giá tác động trong Báo cáo đánh giá tác động. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung đánh giá tác động chính sách với quy định này, trong đó làm rõ các nội dung sau:

  • Cơ sở thực tiễn của việc quy định tỷ lệ hoa hồng tối thiểu từ kết quả bán hàng;
  • Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế của tỷ lệ 20%. Vì qua khảo sát của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp trả lời khảo sát đều cho thấy tỉ lệ hoa hồng, tiền thưởng của doanh nghiệp chi trả cho người tham gia trên cơ sở doanh số bán hàng của cá nhân người tham gia đó đều cao hơn mức tối thiểu 20% tổng hoa hồng, tiền thưởng chi trả cho người tham gia. Vậy tại sao cơ quan soạn thảo lại chọn con số 20%?
  • Mối quan hệ giữa quy định về tỷ lệ hoa hồng từ kết quả bán hàng tối thiểu 20% và quy định về tổng trị giá lợi ích kinh tế trong một năm không quá 40% doanh thu bán hàng (Điều 48 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).

3.4 Thời gian đào tạo chương trình đào tạo cơ bản

Dự thảo điều chỉnh quy định về chương trình đào tạo cơ bản theo hướng bỏ nội dung “cơ chế đánh giá việc hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản” ra khỏi nội dung đào tạo cơ bản, đồng thời giảm thời gian đào tạo cơ bản từ 08 giờ xuống 06 giờ.

Nhà soạn thảo loại bỏ nội dung “cơ chế đánh giá việc hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản” thì liệu người tham gia có nắm bắt được “chuẩn đầu ra của khóa học để làm mục tiêu hay không? Hơn nữa, thời gian đào tạo giảm xuống nên nội dung truyền tải phải ngắn gọn hơn, cô đọng hơn, người tham gia có dễ nắm bắt?

Do vậy, nhà soạn thảo cần nghiên cứu khi sửa đổi, bổ sung nội dung này.

Trên đây là một số ý kiến góp ý của Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS về Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp . Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo này.

Mời bạn đọc tham khảo các file đính kèm của nghị định:

NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP
ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp

TỜ TRÌNH sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP
ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp

NGHỊ ĐỊNH về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Ý kiến của Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) đã được đăng tải trên Báo Pháp Luật Việt Nam:

https://baophapluat.vn/dung-hang-rao-de-sang-loc-doanh-nghiep-kinh-doanh-da-cap-bat-chinh-post405223.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!