Tọa đàm trực tuyến: Quy định pháp luật về bản quyền bản ghi âm Quốc Ca
Tọa đàm trực tuyến: Quy định pháp luật về bản quyền bản ghi âm Quốc Ca

Tọa đàm trực tuyến: Quy định pháp luật về bản quyền bản ghi âm Quốc Ca

Chương trình Tọa Đàm Pháp Luật Trực tuyến sẽ cùng các chuyên gia kinh tế bàn luận về những vấn đề thời sự nóng trong thời gian qua. Đó là: “QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢN QUYỀN BẢN GHI ÂM QUỐC CA” do Đài Truyền Hình Pháp Luật Việt Nam tổ chức, sẽ diễn ra theo phương/ hình thức Trực tuyến, được phát trên kênh Truyền Hình Pháp Luật Việt Nam tại địa chỉ website: tvphapluat.vn. và trên Fanpage Facebook, kênh Youtube của Truyền Hình Pháp Luật Việt Nam.

Chương trình Tọa đàm Pháp Luật Trực Tuyến tập trung lý giải về các vấn đề thời sự nóng trong ngày, trong tuần, trong tháng nhằm giúp khán giả trong và ngoài nước có những nhận định chính xác, đúng đắn ở góc độ thượng tôn pháp luật.

Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên nền tảng youtube trong trận đấu tối ngày 06/12, khi phát sóng trận Việt Nam và Lào, đơn vị giữ bản quyền đã tắt tiếng Quốc ca, kèm giải thích “vì lý do bản quyền âm nhạc…”, điều này khiến dư luận cảm thấy bị tổn tương và vô cùng bức xúc. Để hiểu hơn những quy định của pháp luật về bản quyền bản ghi âm Quốc ca nói riêng và bản quyền âm nhạc nói chung, trong chương trình tọa đàm pháp luật hôm nay, luật sư …. sẽ phân tích những quy định pháp lý về luật sở hữu trí tuệ liên quan bản ghi âm quốc ca. Trước khi bắt đầu buổi trò chuyện, mời quý vị theo dõi phóng sự sau.

Phóng sự: Tối ngày 06-12, trận đấu giữa đội tuyển quốc gia Việt Nam và Lào đã diễn ra trên sân vận động Bishan – Singapore. Trong phần hát quốc ca mở đầu trận đấu, khán giả không thể nghe được âm thanh trong khi trên sân vẫn đang cử hành Quốc ca Việt Nam. Cụ thể, trên màn hình xuất hiện dòng thông báo: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong khán giả thông cảm”.

Phần hát Quốc ca bị tắt tiếng trong trận đấu giữa đội tuyển quốc gia Việt Nam với đội tuyển quốc gia Lào

Nguyên nhân của vụ việc này là do trước đó, trong trận đấu giữa Việt Nam và Arab Saudi diễn ra tối 6/11 tại Việt Nam, kênh YouTube của FPT đã không thể kiếm tiền với lý do dùng bản ghi “Tiến quân ca” được sản xuất bởi hãng đĩa nước ngoài Marco Polo. Chính vì e ngại sự việc tương tự xảy ra, nhiều kênh Youtube phát sóng trận đấu ngày 6/12 đã tắt tiếng ở phần lễ chào cờ.

Sau khi sự việc đó xảy ra, nhiều người dân Việt Nam trong và ngoài nước cảm thấy bức xúc vì sự chủ quan, lúng túng của các đơn vị tổ chức trong việc lựa chọn bản ghi âm mà không xem xét bản quyền để phát trong trận đấu.

Được biết, ca khúc Tiến quân ca được nhạc sĩ Văn Cao và gia đình hiến tặng cho tổ quốc bằng văn bản có nội dung: “gia đình chúng tôi trân trọng hiến tặng bài Tiến quân ca, cả phần nhạc và phần lời cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam”

Qua vụ việc trên, khán giả đặt câu hỏi vậy bản ghi âm ca khúc Tiến quân ca được đăng ký bản quyền cho đơn vị, tổ chức cá nhân có đúng quy định của pháp luật hay không, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan bản quyền âm nhạc ra sao, chương trình tọa đàm pháp luật trực tuyến của Truyền hình Pháp Luật Việt Nam sẽ làm rõ vấn đề này.

MC phỏng vấn: Thưa luật sư, sau khi xem xong phóng sự, ông có nhận định như thế nào về sự việc trên?

Tiến Sỹ, Đại tá, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Cố vấn cấp cao, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Theo thông tin báo chí đã đăng tải, gia đình nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng bài hát Tiến quân ca (cả phần nhạc và lời) cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam, có thể nói bài hát này là của toàn dân, ai cũng có quyền sử dụng, và không có ai có quyền đánh bản quyền đối với ca khúc này. Các tổ chức, cá nhân chỉ có quyền được bảo hộ đối với các bản ghi âm, ghi hình đối với ca khúc Tiến quân ca do mình bỏ công sức, kỹ thuật và tài chính để tạo ra (quyền liên quan đến quyền tác giả), không thể có bản quyền đối với ca khúc này. Do đó, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào đăng ký và “nhận vơ” bản quyền âm nhạc đối với ca khúc này đều là việc làm trái pháp luật.

Tuy nhiên thực tế, đã có rất nhiều bản gốc, thậm chí là các sản phẩm của chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm bị thông báo vi phạm bản quyền trên Youtube. Điều này đặt ra 02 vấn đề: Việc đăng ký bản quyền tác giả các bản ghi âm, ghi hình của các tổ chức, cá nhân với Youtube đã chính xác hay chưa, có hay không sự đăng ký cả nội dung bản gốc vào bản quyền bản ghi của mình?, hoặc các công cụ kiểm duyệt (Content ID) của Youtube là còn hạn chế, không phân biệt được bản ghi (thuộc quyền liên quan đến quyền tác giả) và bản gốc (thuộc quyền tác giả), hoặc các bản ghi hợp pháp khác, dẫn đến việc thông báo, xác nhận vi phạm đối với cả bản gốc, gây ra sự bức xúc cho chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng.

Mặt khác, việc công bố, truyền đạt đến công chúng, kinh doanh thu lợi nhuận đối với các bản ghi âm, ghi hình tác phẩm thì phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, vấn đề nữa được đặt ra là các tổ chức, cá nhân truyền tải các bản ghi âm, ghi hình này trên youtube là đã được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đó hay chưa?

Có thể thấy, vấn đề bản quyền nói chung, và vấn đề trong môi trường số, trên mạng internet nói riêng đang ngày càng được kiểm soát và kiểm duyệt chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng đã vướng phải những vụ việc tương tự. Đây là bài học kinh nghệm quý báu cho các đoàn thể thao Việt nam, các ban tổ chức các giải đấu thể thao, không nên tùy tiện sử dụng các bản ghi, mà phải quan tâm hơn đến vấn đề bản quyền, sử dụng các bản ghi có bản quyền, ngay cả đối với Quốc Ca.

MC phỏng vấn: Thưa luật sư, vậy ông/ bà có thể cho biết pháp luật quy định thế nào về bản ghi âm Quốc ca ạ?

Tiến Sỹ, Đại tá, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Cố vấn cấp cao, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Tác phẩm Tiến quân ca đã được gia đình cố Nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cả phần nhạc và lời cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Như vậy, Tiến quan ca là tác phẩm nghệ thuật thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, đối với bản ghi âm tác phẩm Tiến quân ca thì lại khác. Trước khi sự cố xảy ra, chưa có bất kỳ bản ghi nào được công bố là hiến tặng nhân dân hoặc được cơ quan nhà nước trực tiếp ghi âm để nhân dân trong nước sử dụng miễn phí, tất cả các tác phẩm trên thị trường đều do tư nhân sản xuất nhằm mục đích thương mại.

Do đó, đơn vị phát sóng nếu cố tình phát bản ghi âm bài hát Tiến quân ca trên mạng xã hội trong khi chưa được sự cho phép của nhà sản xuất là xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác. Việc đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng Quốc ca của Việt Nam về vấn đề bản quyền đối với bản ghi âm của đơn vị khác thể hiện sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đối với đơn vị sản xuất bản ghi âm.. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là đơn vị phát sóng đã làm một việc không hợp lý, đó là không tôn trọng toàn thể nhân dân Việt Nam trong việc tắt tiếng Quốc ca của Việt Nam trong trận bóng đá giữa Việt Nam và Lào. Trước khi phát sóng các trận bóng đá, các đơn vị giữ bản quyền phải có trách nhiệm tìm mua hoặc sản xuất các bản ghi quốc ca để chủ động phát chứ không thể vin lý do xâm phạm bản quyền tác giả để tắt tiếng bài Quốc ca như vừa rồi đã xảy ra. Bởi vị ca khúc Tiến quân ca đã được Nhạc sỹ Văn Cao và gia đình hiến tặng cho Tổ quốc và toàn thể nhân dân.

Có thể thấy, quyền tác giả của Quốc ca thuộc về cố nhạc sĩ Văn Cao. Tuy nhiên, ông đã trao quyền tác giả cho Nhà nước và Nhân dân. Vì vậy, đây được xem là quyền của toàn dân, ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải xin phép.

Còn các bản ghi, cuộc biểu diễn, ghi hình, chương trình phát sóng… của cá nhân, tổ chức khác là quyền liên quan đến quyền tác giả. Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009, nhà sản xuất, ghi âm, ghi hình có quyền sau đây:

“1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

b) Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.”

Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức sử dụng các bản ghi Quốc ca của các đơn vị sản xuất thì phải xin phép các đơn vị này bởi họ có quyền liên quan đến bản ghi bài hát này. Đối với các đơn vị phát sóng nếu cố tình phát bản ghi âm bài hát Tiến quân ca trên mạng xã hội trong khi chưa được sự cho phép của nhà sản xuất là xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác. Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức sử dụng các bản ghi Quốc ca của các đơn vị sản xuất thì phải xin phép các đơn vị này bởi họ có quyền liên quan đến bản ghi bài hát này. Để được sử dụng bản ghi âm bài Tiến quân ca thì đơn vị phát sóng có thể xin phép, mua hoặc tự ghi âm. Việc đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng Quốc ca của Việt Nam trong trận bóng đá Việt Nam với Lào là sự thiếu tôn trọng đối với Tổ quốc, với nhân dân Việt Nam.

Hình ảnh Luật sư Lê Ngọc Khánh tham gia buổi tọa đàm trực tuyến

MC phỏng vấn: Thưa Luật sư, vậy bản ghi âm, ghi hình được pháp luật bảo hộ khi nào?

Tiến Sỹ, Đại tá, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Cố vấn cấp cao, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Theo Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019) quy định về Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan bao gồm:

– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

– Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

– Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

Theo quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019), các bản ghi âm, ghi hình là đối tượng được bảo hộ quyền liên quan. Tuy nhiên, không phải tất cả các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng bảo hộ quyền liên quan. Tại Khoản 2 Điều 17 Luật này nêu rõ, bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, một điều kiện cơ bản để pháp luật đồng ý bảo hộ bản ghi âm ghi hình của bạn, chính là bản ghi âm, ghi hình này không được làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm liên quan.

MC phỏng vấn: Trường hợp, bản ghi âm quốc ca không bị đánh bản quyền mà các kênh tiếp sóng tự ý tắt tiếng có bị xử lý theo pháp luật hay không?

Tiến Sỹ, Đại tá, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Cố vấn cấp cao, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Việc phát sóng, truyền đạt trận đấu đến công chúng như thế nào là phụ thuộc vào thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp bản quyền và đơn vị phát sóng, truyền đạt trận đấu đến công chúng. Pháp luật hiện hành không có quy định về xử lý các vụ việc như thế này. Do đó, chúng ta cũng không có căn cứ cho rằng việc tắt tiếng Quốc ca như vậy là trái pháp luật. Việc các kênh tiếp sóng tự ý tắt tiếng là để “phòng xa”. Việc “phòng xa” này có thể hiểu là việc tránh không bị xác nhận bản quyền âm nhạc, không bị mất doanh thu. Tuy nhiên, việc làm này là hết sức phản cảm, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh Quốc gia và lòng tự hào dân tộc, gây bức xúc trong dư luận.

MC phỏng vấn: Thưa Luật sư, Quốc ca là tài sản vô giá của quốc gia, vậy pháp luật có quy định đặc biệt nào dành cho tác phẩm này không ạ? 

Tiến Sỹ, Đại tá, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Cố vấn cấp cao, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Theo Khoản 3 Điều 13 Hiến pháp 2013 có nêu: “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca” được dùng trong các dịp lễ trọng thể.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ phát huy giá trị của Quốc ca. Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật.

MC phỏng vấn: Luật sư có đề xuất nào để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tránh các vấn đề liên quan đến bản quyền khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình quốc ca?

Tiến Sỹ, Đại tá, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Cố vấn cấp cao, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Điều lệ về sử dụng Quốc ca. Tiếp đó Ngày 21/7/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 975-TTg quy định, ngày 02/10/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Văn bản hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các quy định này là chưa đầy đủ và không còn đáp ứng được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hiện nay.

Quốc ca là ca khúc thiêng liêng và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi Quốc gia. Do đó, pháp luật cần phải có những quy định đặc biệt, riêng biệt cho việc quản lý và sử dụng Quốc ca, đặc biệt là vấn đề bản quyền, để đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng chính đáng, cũng như giữ gìn và phát huy được giá trị của ca khúc này.

Mặt khác, hiện nay có rất nhiều các bản ghi Quốc Ca do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sản xuất. Do đó, các cơ quan chức năng cũng nên nghiên cứu, để sản xuất và công bố những bản ghi Quốc Ca chuẩn, thuộc sở hữu toàn dân, thuộc về công chúng, để tất cả chúng ta có thể sử dụng mà không lo ngại vấn đề bản quyền, và tránh được các vấn đề liên quan đến bản quyền khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình quốc ca.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!