Tọa đàm trực tuyến "Thực hành tâm linh: Cách nào tránh u mê?" và sự việc liên quan đến CLB Tình Người
Tọa đàm trực tuyến "Thực hành tâm linh: Cách nào tránh u mê?" và sự việc liên quan đến CLB Tình Người

Tọa đàm trực tuyến “Thực hành tâm linh: Cách nào tránh u mê?” và sự việc liên quan đến CLB Tình Người

Ngày 01/04/2021 vừa qua Báo Đại Đoàn Kết – Thuộc cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Thực hành tâm linh: Cách nào tránh u mê?” vào lúc 9h30 tại số 66 Bà Triệu, Hà Nội với mong muốn cung cấp kiến thức và đem lại nhận thức đúng đắn hơn về văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo. Buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên các nên tảng trực tuyến: Youtube, Fanpage Facebook và Báo điện tử (daidoanket.vn) của Báo Đại Đoàn Kết.

Tọa đàm trực tuyến "Thực hành tâm linh: Cách nào tránh u mê?" và các hoạt động của Câu lạc bộ Tình Người

Chủ trì buổi tọa đàm là Nhà báo Lê Anh Đạt, Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Đại Đoàn kết và các khách mời gồm: Tiến sĩ Luật học Lê Ngọc Khánh (Chuyên cấp cao Hãng Luật TGS), Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Thượng tọa Thích Minh Quang (Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chánh văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam Phó trụ trì thường trực chùa Bái Đính -Tam Chúc) và ông Nguyễn Văn Tưởng (Chủ tịch Công ty Trầm Hương Khánh Hòa – ATC) cùng một số cơ quan báo trí.

Nội dung buổi tọa đàm:

– Nói về niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức thực hiện tâm linh sao cho đúng với Phật pháp, với các tôn giáo khác, với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đúng với văn hóa tinh thần lành mạnh và quy định của pháp luật, tránh xa đà vào u mê, mê tín thái quá.

– Những hoạt động đầy ma mị của Câu lạc bộ TÌNH NGƯỜI nhằm đưa người ta vào mê muội với những giáo lý trái với đạo Phật, với các tôn giáo khác và với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, núp dưới bóng của từ thiện, của tâm linh để trục lợi, truyền bá mê tín dị đoan, có dấu hiệu trái pháp luật.

– Lý giải vì sao trong thời buổi xã hội phát triển như ngày nay, không ít người có trình độ và kiến thức vẫn dễ dàng bị sa đà vào những hoạt động đầy u mê núp dưới bóng của từ thiện, của tâm linh ?

– Những quy định của pháp luật đối với hành vi có dấu hiệu của sự vi phạm…

Liên quan đến các vấn đề trên, Tiến sĩ Luật học Lê Ngọc Khánh – Chuyên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đã có ý kiến trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động của Câu lạc bộ Tình Người:

Luật sư Lê Ngọc Khánh phát biểu tại Tọa đàm trực tuyến "Thực hành tâm linh: Cách nào để tránh u mê?"
Luật sư Lê Ngọc Khánh phát biểu tại Tọa đàm trực tuyến “Thực hành tâm linh: Cách nào để tránh u mê?”

1. Thực tế, Câu lạc bộ Tình Người có nhiều “chiêu trò” tinh vi tận thu tiền của các thành viên (trong bài đã nêu…). Theo quan điểm của Luật sư, có thể xử lý hình sự các hành vi trên hay không…?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS

Theo như thông tin mà báo chí đã phản ánh thì CLB Tình Người đã thu tiền của các thành viên nhằm các mục đích như: Công đức, xây dựng chùa chiền, miếu mạo hoặc góp tiền làm từ thiện, hoặc cúng để “trả nợ nghiệp”.v.v… Tuy nhiên, các tư tưởng, thông tin mà CLB này truyền bá là mang đậm màu sắc “mê tín dị đoan”, có sự “lệch lạc” so với những triết lý tôn giáo và tín ngưỡng chính thống, có nhiều dấu hiệu “bất minh”, không rõ ràng trong việc thu chi đối với các khoản tiền đóng góp của các thành viên. Nếu các thông tin mà báo chí đã đưa tin và nội dung tố cáo của các thành viên là chính xác thì trong vụ việc này, đã có dấu hiệu của hành vi lợi dụng việc truyền bá các tư tưởng “mê tín dị doan” để trục lợi, thậm chí là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong vụ việc này, các cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ động cơ và mục đích thực sự của những người có liên quan là gì? Có hay không việc trục lợi, chiếm đoạt số tiền mà các thành viên đã đóng góp hoặc nộp cho CLB? Nếu các cá nhân quản lý, điều hành CLB đã sử dụng tiền không đúng mục đích, chiếm đoạt các khoản tiền đóng góp của các thành viên thì đã có dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 174) hoặc “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 175) của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Và trong trường hợp này, Cơ quan Điều tra sẽ phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý trách nhiệm hình sự của các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.

 2. Câu lạc bộ Tình Người ra mắt ngày 30/7/2019, thuộc Công ty TNHH Phát triển trí tuệ cộng đồng (có địa chỉ trụ sở tại tầng 3 – Tòa nhà số 68 đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) hoạt động lôi kéo, tuyên truyền mê tín dị đoan trong thời gian dài mà chính quyền địa phương không phát hiện, ngăn chặn, xử lý, vậy chính quyền địa phương và các ngành chức năng liên quan phải chịu trách nhiệm như thế nào…? Quan điểm của Luật sư…?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS

Nếu CLB Tình người được xác định là một CLB (hay một hội) đơn thuần thì sẽ chịu sự điều chỉnh theo quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, được sửa đổi tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, để có thể hoạt động thì CLB này phải có đủ điều kiện thành lập hội theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP (1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ; 2. Có điều lệ; 3. Có trụ sở; 4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội theo quy định) và phải được sự cho phép của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp Tỉnh hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện).

Trong trường hợp, CLB Tình người có các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thì phải thực hiện việc đăng ký hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

Vì vậy, việc CLB Tình người hoạt động trong một thời gian dài (từ năm 2019 cho đến nay) mà không có sự phát hiện, hoặc quản lý và giám sát từ phía các cơ quan chức năng là một thiếu sót rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước. Các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các cơ quan Nhà nước tại địa phương (Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao và UBND các cấp) đã không hoàn thành trách nhiệm, khi không kịp thời phát hiện và xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, cần phải có sự kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị có liên quan, cũng như các nguyên nhân của vấn đề, để có thể kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, tránh lập lại các vụ việc tương tự trong tương lai.

3. Quan điểm của Luật sư về hướng giải quyết, xử lý đối với Câu lạc bộ Tình nguời ?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS

Trước hết, các cơ quan có thẩm quyền, kể cả cơ quan Cảnh sát điều tra cần nhanh chóng vào cuộc, điều tra, xác minh, làm rõ nội dung và tính chất hoạt động của CLB Tình người, cũng như những dấu hiệu vi phạm pháp luật mà báo chí đã đưa tin. Nếu xác định được có các hành vi vi phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các thành viên thì phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý nghiêm minh các cá nhân vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên theo đúng quy định của pháp luật.

Trong thời gian qua, các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc các hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang có những diễn biến rất phức tạp, khiến nhiều người rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa, để có thể ngăn trặn và xử lý triệt để, hiệu quả hơn vấn nạn này. Đồng thời, người dân cũng cần hết sức tỉnh táo, không tin vào các quan điểm “mê tín dị đoan”, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc, để tránh bị kẻ xấu lợi đụng, không trở thành nạn nhân của các “chiêu trò” lừa đảo đang ngày càng tinh vi như hiện nay.

Buổi tọa đàm được đăng tải trên trang nhất số báo đặc biệt (số 92) ngày 02/04/2021 của Báo Đại Đoàn Kết

Tọa đàm trực tuyến được đăng tải trên báo điện tử của Báo Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/toa-dam-truc-tuyen-thuc-hanh-tam-linh-cach-nao-tranh-u-me-557890.html

Buổi tọa đàm trực tuyến là dịp để chúng ta cùng xem xét lại và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang sa đà vào mê tín, mê muội phải tỉnh táo hơn, thực hành tâm linh với ý nghĩa là hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh, đúng với đạo lý dân tộc, với tôn giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam

⇒ Có thể bạn quan tâm: Vén màn bí ẩn “câu lạc bộ Tình người”: Núp bóng tâm linh để lừa đảo?

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */