Trường hợp người dân buộc phải phá dỡ nhà ở

Ông cha ta có câu “An cư lạc nghiệp”, ý nói trước khi bắt tay vào một công việc làm ăn thì nên ổn định nơi ăn chốn ở. Vì thế, nhà ở bị phá dỡ là chuyện mà không ai muốn xảy ra. Pháp luật có quy định cụ thể về những trường hợp người dân buộc phải phá dỡ nhà ở, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

thao-go-nha-o

Thứ nhất, căn cứ theo Điều 92 Luật Nhà ở năm 2014, có những trường hợp nhà ở phải phá dỡ gồm có:

  1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
  2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
  3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Thứ hai, bên cạnh các quy định vừa nêu trên của Luật Nhà ở, Luật Xây dựng năm 2014 cũng có quy định về các trường hợp phá dỡ công trình xây dựng cụ thể căn cứ tại khoản 1 Điều 118, các trường hợp đó là:

– Trường hợp 1: Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;

– Trường hợp 2: Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

– Trường hợp 3: Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng, gồm có: Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; Xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

Xem thêm: Vụ việc tháo rỡ nhà trên đèo Mã Pì Lèng

– Trường hợp 4: Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng;

– Trường hợp 5: Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

– Trường hợp 6: Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

→ Tổng hợp các quy định nêu trên của Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Xây dựng năm 2014 là các trường hợp người dân buộc phải  tháo dỡ nhà ở. Tuy nhiên, trách nhiệm tháo dỡ sẽ thuộc về ai?

Câu trả lời nằm ở khoản 1 Điều 93 Luật Nhà ở năm 2014. Theo đó:

  • Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
  • Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ trường hợp người dân buộc phải tháo dỡ nhà ở”. Hy vọng có thể cung cấp thông tin cần thiết cho quý bạn đọc.

Để được hỗ trợ một cách tốt nhất về mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900 8698.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!