tranh chấp hợp đồng lao động

[Tư vấn] Kỷ luật sa thải người lao động trong trường hợp nào?

Xin chào Luật sư, em là N, em có một tình huống xin được Luật sư tư vấn cho như sau:

Ngày 01/12/2013 bà H được công ty TNHH X nhận vào làm việc theo bản hợp đồng lao động với thời hạn 3 năm; mức lương 7.000.000 đồng/tháng.

Ngày 10/05/2015 trong khi tiếp xúc với khách hàng, bà H đã có hành vi to tiếng, cãi nhau với khách hàng. Ngày 13/05/2015 công ty đã tổ chức phiên họp sa thải bà H với lý do bà đã gây mất trật tự trong công ty và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty. Bà H có đến tham dự phiên họp nhưng đến nửa chừng thì bỏ về. Tuy nhiên phiên họp xử lý kỷ luật vẫn được tiếp tục tiến hành với sự tham gia của lãnh đạo công ty và chủ tịch công đoàn cơ sở cùng trưởng bộ phận nơi bà H làm việc.

Ngày 20/05/2015 bà Hoa nhận được quyết định sa thải. Cho rằng bị sa thải trái pháp luật,

Ngày 20/07/2015, bà H làm đơn đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp với yêu cầu về tiền lương và bồi thường. 

kỷ luật sa thải người lao động trong trường hợp nào?

1. Việc sa thải của công ty với bà H có hợp pháp không? Tại sao?

Nội dung tư vấn

Căn cứ theo quy định tại Điều 126 “ Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải” Bộ luật Lao động 2012, cụ thể :

“ Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây :

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm : thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”

Sa thải là Hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo thông tin bạn cung cấp, vào ngày 10/05/2015 trong khi tiếp xúc với khách hàng, bà H đã có hành vi to tiếng, cãi nhau với khách hàng. Ngày 13/05/2015 công ty đã tổ chức phiên họp sa thải bà H với lý do bà đã gây mất trật tự trong công ty và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty. Căn cứ theo quy định tại Điều 126 thì trong trường hợp này, hành vi cãi nhau, to tiếng với khách hàng của bà H không thuộc các trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Hành vi cãi nhau gây mất trật tự công ty và làm ảnh hưởng xấu uy tín của công ty chưa được coi là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người lao động.

Tuy nhiên, công ty X quyết định sa thải bà H. Hành vi xử lý kỷ luật sa thải này là không phù hợp. Việc xử lý kỷ luật sa thải đối với bà H trong trường hợp này phải tuân thủ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012 về trình tự xử lý lao động. Theo đó, Điều 30 Nghị định 05/ 2015/NĐ- CP đã làm rõ các quy định tại Điều 123 BLLĐ 2012, cụ thể :

“1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.”

Căn cứ theo quy định trên, phiên họp xử lý kỷ luật lao động phải được tiến hành với sự tham gia của lãnh đạo công ty, chủ tịch công đoàn cơ sở cùng trưởng bộ phẩn nơi người lao động làm việc và khoảng thời gian để các bên xem xét vi phạm và các vấn đề liên quan phải được ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. Trong trường hợp nêu trên, cuộc họp xử lý kỷ luật lao động bà H được tiến hành với sự tham gia đầy đủ, đáp ứng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngày 10/5/2015 bà H tranh cãi với khách hàng, ngày 13/05/2015 công ty đã tiến hành họp sa thải bà H ( chỉ trong vòng 3 ngày) trong khi quy định của pháp luật là ít nhất 5 ngày. Do đó, việc sa thải bà H của công ty X là không hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Bà H bỏ về giữa chừng nhưng phiên họp vẫn được tiến hành thì có hợp pháp hay không? Vì sao?

Nội dung tư vấn

Căn cứ khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định :

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản”

Theo các thông tin bạn cung cấp, phiên họp xử lý kỷ luật bà H được diễn ra với sự tham gia đầy đủ của các đối tượng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, phiên tòa diễn ra hoàn toàn hợp lệ.

Trong quá trình cuộc họp đang diễn ra, bà H bỏ về giữa chừng. Hành vi này của bà Ho là hoàn toàn sai, phiên họp vẫn có thể tiếp tục được tiến hành. Theo quy định của pháp luật, phiên họp xử lý kỷ luật được tổ chức nhằm đảm bảo quyền được bào chữa, chứng minh, biện hộ cho hành vi của người lao động để bảo vệ quyền lợi người lao động được chính đáng nhất. Do đó, việc có mặt của người lao động cũng như Công đoàn tham dự cuộc họp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động được công bằng.

Việc bà H tự ý bỏ về giữa chừng, có thể thấy rằng hành vi này của bà Hoa chứng tỏ bà H không muốn bảo vệ quyền lợi của chính mình và không tôn trọng những người có mặt trong cuộc họp.

Do đó, phiên họp vẫn được tiến hành là hoàn toàn hợp pháp.

kỷ luật sa thải người lao động trong trường hợp nào?

3. Bà H có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi cho mình?

Nội dung tư vấn

Nếu việc bà H bỏ về giữa chừng xuất phát từ lí do là bà H có việc bắt buộc phải về, lý do bất khả kháng thì trong trường hợp này, bà H và công ty xảy ra tranh chấp, có thể thấy rằng đây là tranh chấp cá nhân giữa bà H và công ty X.

Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật lao động 2012, cụ thể :

“Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân :

1. Hòa giải viên lao động

2. Tòa án nhân dân”

Do đó, trường hợp này cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bà H là hòa giải viên lao động hoặc Tòa án nhân dân. Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012 có quy định :

“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

Trường hợp của bà H có thể thuộc vào trường hợp quy định tại khoản a, khoản b của điều luật này. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bà H không cần phải tiến hành thủ tục hòa giải mà có thể gửi đơn trực tiếp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!