Tư vấn về những quy định của pháp luật về hoạt động giao thông đường bộ

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi xin được tư vấn các nội dung sau:

a. Xin luật sư cho biết khi nào CSGT được phép kiểm tra hành chính người tham gia giao thông? Nếu người tham gia giao thông không vi phạm, có được yêu cầu dừng xe không?

b. Theo quy định của pháp luật, hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với các thắc mắc của bạn, Công ty Luật TNHH TGS xin được giải đáp như sau:

kiểm tra giao thông đường bộ

CSGT được phép kiểm tra hành chính người tham gia giao thông trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA như sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

– Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– In báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Như vậy, theo quy định nêu trên, Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hành chính người tham gia giao thông. Và Cảnh sát giao thông có thể kiểm tra hành chính người tham gia giao thông thậm chí khi họ không có hành vi vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp như: thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra; kiểm soát, xử lý vi phạm,.. nhưng phải có giấy tờ chứng minh và nếu xử phạt thì phải có căn cứ chứng minh hành vi vi phạm.

Những nguyên tắc cần đảm bảo khi tham gia giao thông

Theo quy định tại Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008, những nguyên tắc trong hoạt động giao thông đường bộ bao gồm:

Thứ nhất: Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

tam-giu-giay-to

Thứ hai: Phát triển giao thông đường bộ phải gắn với quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác như vận tải đường thủy, đường sắt…

Thứ ba: Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

Thứ tư: Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm không chỉ của các cơ quan mà còn là của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Thứ năm: Người tham gia giao thông đường bộ phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.

Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Thứ sáu: Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Theo đó, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!