Ý kiến Luật sư về vụ tranh chấp quyền tác giả bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt

Ý kiến Luật sư về vụ tranh chấp quyền tác giả bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt

Vụ tranh chấp quyền tác giả bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt giữa ông Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Phan Thị) kéo dài 12 năm nhận được sợ quan tâm của dư luận. Có thể nói đây là vụ kiện khá hy hữu về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ do tính chất phức tạp của sự việc cũng như thời gian kéo dài “kỷ lục” đến 12 năm, qua 3 nhiệm kỳ thẩm phán mà vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Những người quan tâm đến vụ kiện đang chờ đợi kết quả phiên tòa để biết họa sĩ Lê Phong Linh có phải là tác giả duy nhất đối với các nhân vật trong truyện tranh Thần đồng đất Việt hay chỉ là đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh. Công ty Phan Thị có được tiếp tục khai thác các hình ảnh nhân vật để thực hiện các tập truyện tranh Thần đồng đất Việt như vẫn đang làm hay sẽ bị dừng lại?

than-dong-dat-viet

Tóm tắt sở lược vụ việc: 

Thần đồng Đất Việt là một bộ truyện tranh thiếu nhi nhiều tập được xuất bản tại Việt Nam. Ban đầu tác phẩm được thực hiện bởi tác giả Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) và Công ty Phan Thị. Theo ghi nhận thì ông Lê Linh đã cùng với bà Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Phan Thị) đứng tên đăng ký bản quyền tác giả.

Từ tháng 5 năm 2002, Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, ghi nhận quyền tác giả thuộc về đồng tác giả là ông Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm…) thuộc về Công ty Phan Thị.

Tuy nhiên Thần đồng đất Việt phát hành đến tập thứ 78 thì họa sĩ Lê Linh quyết định ngưng cộng tác với Phan Thị. Các tập tiếp theo của bộ truyện vẫn tiếp tục ra đời nhưng không đề tên tác giả, họa sĩ là ai. Phía Phan Thị cho rằng mình là chủ sở hữu có các quyền tài sản đối với tác phẩm nên tổ chức xuất bản các tập tiếp theo mà không cần ý kiến của tác giả. Trong khi đó ông Lê Linh cũng không còn làm việc tại Phan Thị. Vì vậy công ty có quyền thuê người khác làm những tập tiếp theo.

Khi ông Lê Linh phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Mỹ Hạnh ghi tên mình là đồng tác giả với anh. Năm 2007, anh quyết định kiện về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Trong đơn khởi kiện, họa sĩ Phong Linh yêu cầu xác định ai là tác giả duy nhất của bộ truyện Thần đồng đất Việt, thay vì là đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh như hồ sơ đăng ký bản quyền từ Phan Thị. Anh cũng đề nghị Phan Thị không được phép sáng tác những biến thể của nhân vật trong bộ truyện. Họa sĩ yêu cầu công ty Phan Thị xin lỗi nếu tòa phán quyết anh là tác giả bộ truyện.

Trong khi tòa án chưa giải quyết thì vào cuối năm 2007, họa sĩ Lê Linh quyết định sáng tác một bộ truyện tranh hoàn toàn mới lấy tên là Long Thánh với các nhân vật chính: Long Tinh, Lưu Đại sư, Rồng Long Nhí… Tuy nhiên phía Công ty Phan Thị cho rằng nhân vật Long Tinh là biến thể của Trạng Tý trong khi hình vẽ nhân vật Trạng Tý là thuộc quyền sở hữu của Công ty Phan Thị. Do đó, tác giả Lê Linh sử dụng hình ảnh Trạng Tý mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm bản quyền. Tác giả Lê Linh đã bị Phan Thị kiện lại. Sau nhiều lần hòa giải bất thành, tòa sắp xử thì họa sĩ Lê Linh rút đơn kiện. Phan Thị lại phản tố, kiện ngược Lê Linh đòi bồi thường về việc bị cản trở việc thực hiện quyền tài sản, cứ thế vụ việc kéo dài 12 năm nay chưa có hồi kết.

Đến ngày 24.1.2019 phiên sơ thẩm vụ việc tranh chấp quyền tác giả truyện tranh “ Thần đồng đất Việt ” đã diễn ra tại Tòa án Nhân dân quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Qua các phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 24/1, 25/1, 1/2, 14/2, các bên tham gia tranh luận trong không khí vô cùng căng thẳng. Sáng ngày 18/2/2019, Hội đồng xét xử đã đưa ra phán quyết trong vụ việc này, công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong Thần đồng đất Việt, xác nhận bà Hạnh không phải là đồng tác giả. Qua đó buộc Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật trong bộ truyện, xin lỗi và bồi thường cho ông Lê Linh. Bạn xem chi tiết về các quyết định xử của Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân quận 1, TP. Hồ Chí Minh tại đây: https://tgslaw.vn/than-dong-dat-viet-vu-kien-ky-lieu-da-toi-hoi-ket.html

Qua vụ việc này thì Luật sư Công ty Luật TNHH TGS – Thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cũng xin đưa ra một số ý kiến:

Căn cứ vào thông tin vụ án cũng như quy định của pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan tới tác giả, Hãng Luật TGS có quan điểm như sau.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng

1. Họa sĩ Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh có phải là đồng tác giả của cuốn truyện tranh “Thần đồng đất Việt”?

Ngày 27-8, đại diện Viện KSND TP.HCM đã phát biểu quan điểm giải quyết vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đối với hình tượng 4 nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo trong tác phẩm truyện tranh Thần đồng đất Việt giữa ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) và công ty Phan Thị cùng bà Phan Thị Mỹ Hạnh.

Tại phiên toà, bà Hạnh thừa nhận ông Lê Linh trực tiếp vẽ ra các hình tượng “Trạng Tí”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo”. Quá trình phát hành các ấn phẩm, Công ty Phan Thị đều xác định bút danh Lê Linh là người thực hiện phần tranh minh hoạ.

Việc bà Hạnh cho rằng 4 nhân vật đang tranh chấp được định hình rõ ràng trong trí óc của bà, ông Lê Linh chỉ là người được bà thuê để vật thể hoá các ý tưởng của bà ra thế giới bên ngoài nên bà là tác giả, theo VKS, là không đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Luật sở hữu trí tuệ : “1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký…”

→ Như vậy, quyền tác giả được xác lập ngay khi tác phẩm xuất hiện dưới một hình thức lần đầu tiên, do đó, Họa sĩ Lê Linh là người sáng tác bộ truyện sẽ chắc chắn là tác giả của bộ truyện tranh “Thần đồng Đất Việt”.

Theo lời bà Phan Thị Mỹ Hạnh thì bà là người lên ý tưởng về các nhân vật trong truyện, ông Lê Linh chỉ là người trình bày lại ý tưởng đó. Bà Mỹ Hạnh cho rằng mình là đồng tác giả của tác phẩm. Nhận định của bà Mỹ Hạnh cùng lời giải thích như vậy là không đủ căn cứ. Bởi lẽ luật về đăng ký sở hữu trí tuệ chưa có công nhận nào về đăng ký ý tưởng trong đầu (sự hình dung). Hơn nữa, việc bà Mỹ Hạnh có ý tưởng về các nhân vật cũng chưa chắc đã thể hiện được trọn vẹn trên giấy nếu không có tài năng của người sáng tác.

Do đó, VKS cho rằng xác định ông Lê Linh là tác giả duy nhất của hình tượng 4 nhân vật “Trạng Tí”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo” là có cơ sở.

>>Có thể bạn quan tâm: Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả

2. Bà Mỹ Hạnh và công ty Phan Thị có những quyền gì với tác phẩm

Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, cụ thể:

“Điều 37. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Điều 38. Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.

2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.

Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, Bà Mỹ Hạnh và công ty Phan Thị là chủ sở hữu của tác phẩm hoàn toàn có quyền nhân thân và quyền tài sản bao gồm phát hành, in ấn, làm tác phẩm tái sinh,…với tác phẩm là bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt”

3. Họa sĩ Lê Linh có quyền yêu cầu dừng việc khai thác hình ảnh 4 nhân vật “Trạng Tí”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo” trong bộ truyện Thần đồng đất Việt hay không? Công ty Phan Thị có đang xâm phạm tính toàn vẹn của tác phẩm hay không?

Trường hợp Họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của bộ truyện Tranh thì tất nhiên có quyền nhân thân tuyệt đối. Quyền nhân thân bao gồm:

– Quyền đứng tên tác giả trên bản gốc và bản sao tác phẩm. Tác giả có quyền lựa chọn việc đứng tên thật, bút danh hoặc có thể chủ động không đứng tên, để tác phẩm của mình ở “tình trạng khuyết danh”. Quyền này của tác giả là quyền yêu cầu được ghi tên tác giả trên bản gốc, bản sao tác phẩm, quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát sóng tác phẩm.

– Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình.

– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình. Quyền này còn ngăn chặn người khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự của mình. Người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ và chính tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả.

– Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình. Việc công bố hay chưa công bố tác phẩm tùy thuộc vào quyết định của tác giả.

→ Như vậy, Việc Công ty Phan Thị được quyền làm tác phẩm phái sinh nhưng sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện 4 nhân vật làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông Linh.

Công ty Phan Thị là chủ sở hữu được sử dụng hình tượng của 4 nhân vật này tuy được quyền làm tác phẩm phái sinh nhưng không được thay đổi hình thức thể hiện gốc đã được đăng ký ở cục bản quyền khi không có sự đồng ý của ông Linh.

Việc Công ty Phan Thị tạo ra và sử dụng các biến thể khác nhau của hình tượng 4 nhân vật “Trạng Tí”, “Sửu Ẹo”, “Dần Béo”, “Cả Mẹo” từ tập 79 của “Thần đồng đất Việt” và trên các ấn bản Thần đồng đất Việt khoa học, Thần đồng đất Việt mỹ thuật đã làm sai lệch so với nội dung thể hiện trong Thần đồng đất Việt, có hành vi xâm phạm quyền tác giả của ông Linh. Công ty Phan Thị buộc lòng phải dừng khai thác hình ảnh bốn nhân vật này.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */