Ý kiến Luật sư về vụ việc BH Media và câu chuyện bản quyền ca khúc "Tiến Quân Ca"
Ý kiến Luật sư về vụ việc BH Media và câu chuyện bản quyền ca khúc "Tiến Quân Ca"

Ý kiến Luật sư về vụ việc BH Media và câu chuyện bản quyền ca khúc “Tiến Quân Ca”

Nội dung bài viết

Vừa qua, đài truyền hình Việt Nam VTV đã lên án và phản ánh việc BH Media nắm giữ bản quyền sở hữu ca khúc Tiến Quân Ca và một số tác phẩm khác trong chương trình Chuyển động 24h. Sự việc xoay quanh việc lùm xùm bản quyền, khiến nhiều nghệ sĩ và dư luận bức xúc khi sản phẩm trí tuệ cá nhân và ca khúc là Quốc Ca của Việt Nam lại bị một đơn vị khác ngang nhiên thông báo sở hữu và đánh bản quyền trên nền tảng số.

Liên quan đến vấn đề bản quyền của ca khúc Tiến Quân Ca, Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng- Phó Giám Đốc Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) sẽ có nêu quan điểm để làm rõ một số câu hỏi.

Câu hỏi: BH Media tự ý nhận bản quyền khúc ca Tiến Quân Ca có vi phạm không?

Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng tác phẩm cho Nhà nước là hiến tặng phần “nhạc và lời”. Khi đơn vị nào sản xuất một bản ghi âm/ghi hình, họ có quyền đối với bản ghi âm/ghi hình do họ sản xuất, phải có sự đồng ý của chủ sở hữu bản ghi này.

Theo quy định về thực hiện quyền liên quan đối với tác phẩm “Tiến Quân Ca” của Hồ Gươm Audio hay việc ủy quyền của Hồ Gươm Audio cho Bh Media khai thác bản ghi có đúng quy định hay không cần làm rõ việc ca khúc “Tiến Quân Ca” được tặng cho “Nhà nước” hay “Nhà nước và Nhân dân”. Trong trường hợp tác phẩm được hiến tặng cho Nhà nước thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có trách nhiệm quản lý về vấn đề bản quyền, mọi hoạt động thực hiện quyền liên quan bao gồm việc sản xuất bản ghi Tiến Quân Ca của Hồ Gươm Audio đối với tác phẩm cần phải có sự cho phép của cơ quan này. Còn trong trường hợp hiến tặng cho “Nhà nước và Nhân dân” việc cho tặng này là chung chung và có thể được hiểu là tài sản thuộc về toàn dân, không có một cá nhân, tổ chức cụ thể nắm quyền sở hữu và ai cũng có quyền sử dụng.

Như vậy, việc sản xuất bản ghi tác phẩm của Hồ Gươm Audio đối với tác phẩm cũng không cần phải xin phép.

Đối với vụ việc này, cơ quan chức năng cần thiết phải vào cuộc để xác minh, làm rõ hiện tại tác phẩm Tiến quân ca thuộc quyền sở hữu của ai, của Nhà nước hay của toàn dân. Nếu BH Media xác nhận quyền sở hữu phải đưa ra bằng chứng về mối quan hệ của họ với sản phẩm này.

BH Media có được sử dụng tác dụng tác phẩm không? Người tổ chức bản ghi âm, ghi hình có mối quan hệ gì với họ không? Quyền của họ với bản ghi âm, ghi hình chứ không phải nội dung bài hát. Nếu Hồ Gươm Audio là đơn vị sản xuất bản ghi âm, ghi hình này, cần xem xét đơn vị này nắm giữ quyền với bản ghi này ra sao.Bản ghi sản xuất trên đĩa CD sẽ là hành vi phân phối, đưa lên mạng là hành vi truyền tải tác phẩm tới công chúng. Cần xem xét Hồ Gươm Audio có quyền truyền tải hay không?

Chủ sở hữu bản ghi âm có toàn bộ và đầy đủ quyền đối với bản ghi do mình tạo ra, mà một trong số đó là cho phép hoặc từ chối việc người khác được sử dụng tác phẩm của họ. Nói cách khác, chủ sở hữu bản ghi có quyền cảnh báo vi phạm hoặc thậm chí là yêu cầu xử phạt đối với các hành vi xâm phạm trên môi trường số nói chung và Youtube nói riêng. Việc thực thi quyền này được quy định theo pháp luật Việt Nam, chứ không phụ thuộc vào quy định của Youtube hay bất cứ nhà cung cấp dịch vụ nào trên môi trường mạng internet.

Câu hỏi: BH Media giải thích lý do gắn bản quyền Tiến quân ca là vì phía này bản ghi do Hồ Gươm Audio sản xuất. Vậy chủ sở hữu bản ghi có quyền khiếu nại bản quyền bản gốc Tiến quân ca ?

Ở đây, chúng ta cần phải phân định rõ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Những bản gốc tác phẩm chẳng hạn như Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác hay Giấc mơ trưa do nhạc sĩ Giáng Son thực hiện thì họ có quyền tác giả (hay còn gọi là tác quyền, bản quyền) đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Còn đối với bản quyền bản ghi tác phẩm được coi là quyền liên quan đến quyền tác giả.

Sự khác nhau của hai loại quyền này là quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả sáng tạo ra hoặc sở hữu; quyền liên quan là quyền được trao cho một, một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng. Tác giả có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản (được quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019). Quyền liên quan đến quyền tác giả, cụ thể ở đây là quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền (i) sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hành của mình; (ii) nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Đồng thời, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

Như vậy, bản quyền của tác giả là bản quyền đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, còn bản quyền của nhà sản xuất tác phẩm là bản quyền của bản ghi âm, ghi hình do mình đầu tư công sức, tiền bạc, kĩ thuật thực hiện. Các bên có quyền lợi khác nhau đối với bản quyền đối tượng sản phẩm của mình. Từ tính chất đó, có thể thấy rất khó có trường hợp việc chủ sở hữu bản ghi khiếu nại bản quyền những bản gốc, chẳng hạn Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao hay Giấc mơ trưa do chính nhạc sĩ Giáng Son thực hiện bởi các nhạc sĩ (tác giả) có quyền được biểu diễn tác phẩm của họ hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật khác (quyền tài sản). Trừ trường hợp các tác giả xâm phạm đến một trong các quyền (i) sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hành của nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình hoặc (ii) nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình thì chủ sở hữu bản ghi có quyền khiếu nại bản quyền đối với bản ghi âm, ghi hình do mình tạo ra.

Câu hỏi: Với trường hợp ca khúc Tiến Quân Ca đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho Nhân dân và Tổ quốc. Vậy khi Hồ Gươm Audio Video, BH Media sản xuất bản thu thì có cần xin phép ai không, thưa luật sư?

Trong trường hợp này, để nhận định việc Hồ Gươm Audio sản xuất bản thu và BH Media khai thác bản thu có cần xin phép ai không thì trước hết cần phải làm rõ việc cố nhạc sĩ Văn Cao tặng ca khúc Tiến quân ca cho “Nhà nước” hay là “Nhà nước và Nhân dân”.

Bởi trong trường hợp tác phẩm được hiến tặng cho Nhà nước thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có trách nhiệm quản lý về vấn đề bản quyền, mọi hoạt động thực hiện quyền liên quan bao gồm việc sản xuất bản thu Tiến Quân Ca của Hồ Gươm Audio đối với tác phẩm cần phải có sự cho phép của cơ quan này.

Còn trong trường hợp hiến tặng cho “Nhà nước và Nhân dân” việc cho tặng này là cho Nhà nước và toàn dân, là tài sản thuộc về toàn dân, không có một cá nhân, tổ chức cụ thể nắm quyền sở hữu và ai cũng có quyền sử dụng. Do đó, trong trường hợp này, việc sản xuất bản ghi tác phẩm của Hồ Gươm Audio đối với tác phẩm cũng không cần phải xin phép.

Qua đó, trong vụ việc này cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để xác minh, làm rõ hiện tác phẩm Tiến Quân Ca thuộc quyền sở hữu của ai, của Nhà nước hay của toàn dân. Từ đó mới có căn cứ xác định Hồ Gươm Audio và BH Media sản xuất bản thu có cần xin phép cơ quan có thẩm quyền không.

Câu hỏi: Việc BH Media, “nhận vơ” và sự trục lợi bản quyền các tác phẩm trên nền tảng số sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với vụ việc này, cơ quan chức năng cần thiết phải vào cuộc để xác minh, làm rõ hiện tại tác phẩm Tiến quân ca thuộc quyền sở hữu của ai, của Nhà nước hay của toàn dân. Nếu BH Media xác nhận quyền sở hữu phải đưa ra bằng chứng về mối quan hệ của họ với sản phẩm này. Ngoài ra, nếu Hồ Gươm Audio là đơn vị sản xuất bản ghi âm, ghi hình này, cần xem xét đơn vị này nắm giữ quyền với bản ghi này ra sao. Bản ghi sản xuất trên đĩa CD sẽ là hành vi phân phối, đưa lên mạng là hành vi truyền tải tác phẩm tới công chúng. Cần xem xét Hồ Gươm Audio có quyền truyền tải hay không?

Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh BH Media có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thì BH Media có thể phải chịu chế tài hành chính, hình sự, dân sự tùy theo mức độ vi phạm, hậu quả gây ra.

Cụ thể, căn cứ Khoản 3 Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại, theo đó hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ quyền hữu quyền liên quan theo quy định, có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Đối với trường hợp xâm phạm đến quyền tác giả, trục lợi từ 50.000.000 đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Theo đó:

+ Cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, tùy theo tính chất, mức độ hành vi và hậu quả hành vi gây ra. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Ngoài ra, bên bị thiệt hại có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc bồi thường thiệt hại (Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019).

Câu hỏi: Căn cứ nào để xác định số tiền chuộc lợi từ BH Media? Số tiền chuộc lợi khi nào bị xử lý hành chính, khi nào bị xử lý hình sự?

Bản chất sự việc liên quan đến bản quyền của ca khúc “Tiến quân ca” của Công ty BH Media là việc tranh chấp bản quyền tác phẩm trên nền tảng số, cụ thể là trên Youtube. Vì vậy, để xác định số tiền chuộc lợi từ BH Media (nếu có) trên kênh Youtube, ta phải xét xem BH Media có bật nút kiếm tiền đối với ca khúc “Tiến quân ca” đã tải lên hay không? Trường hợp BH Media có bật nút kiếm tiền cho ca khúc này, ta có thể xác định được doanh thu của BH Media trong thẻ Doanh thu của Youtube Analytics đối với ca khúc “Tiến quân ca”, từ đó ước tính được số tiền chuộc lợi từ BH Media đối với tác phẩm xâm phạm (nếu có) này.

Căn cứ theo điểm a, khoản 4, Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với chủ thể là pháp nhân thương mại như sau: “Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng”.

Từ quy định trên, có thể thấy pháp nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả mà thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả của pháp nhân thương mại mà thu lợi bất chính dưới 200.000.000 đồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Câu hỏi: Có quy chế về việc thu lại số tiền chuộc lợi không? Nếu có thì thì ai thu và mức thu như thế nào?

Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 4, Điều 3 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Việc xác định số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (theo khoản 1, Điều 3 Thông tư số 149/2014/TT-BTC). Về cơ chế thực hiện biện pháp này đuợc quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể: cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sẽ tự nguyện thực hiện hoàn trả lại trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Tuy nhiện, hiện pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể về cách tính giá trị “số lợi bất hợp pháp” đối với các trường hợp xâm phạm quyền, do đó gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tế .

Trường hợp hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự, số lợi bất chính mà các đối tượng thu được từ hành vi vi phạm là căn cứ để xác định khung hình phạt mà các chủ thể phải chịu. Khi đó, số tiền phạt của các đối tượng sẽ được thu bởi cơ quan thi hành án.

Câu hỏi: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, “Quốc ca” do ai giữ bản quyền? BH Media đang lợi dụng “Kẽ hở” nào để trục lợi bản quyền tác phẩm?

Ca khúc “Tiến quân ca- Quốc ca” được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng năm 2010.  Để nhận định, ca khúc Tiến quân ca do ai giữ bản quyền thì cần làm rõ ca khúc này được hiến tặng cho “Nhà nước” hay là “Nhà nước và nhân dân”. Trong trường hợp ca khúc này được hiến tặng cho Nhà nước thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có trách nhiệm quản lý về vấn đề bản quyền, mọi hoạt động thực hiện quyền liên quan bao gồm việc sản xuất bản ghi Tiến Quân Ca của Hồ Gươm Audio đối với tác phẩm này cần phải có sự cho phép của cơ quan này.

Trường hợp hiến tặng ca khúc cho “Nhà nước và Nhân dân” việc cho tặng này có thể được hiểu tài sản thuộc về toàn dân, không có một cá nhân, tổ chức cụ thể nắm quyền sở hữu và ai cũng được quyền sử dụng. Như vậy, việc sản xuất bản ghi tác phẩm của Hồ Gươm Audio đối với tác phẩm cũng không cần phải xin phép. Vì vậy, để xác minh chủ sở hữu ca khúc Tiến quân ca thì cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ hiện tại tác phẩm Tiến quân ca thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hay toàn dân.

Cần xác nhận BH Media có dùng cơ chế Content ID (một hệ thống quét bản quyền) để trục lợi bản quyền tác phẩm của người khác hay không và BH Media có được phép bật Content ID đối với các bản ghi hay không? Bản chất hoạt động của Content ID trên kênh Youtube như thế nào và  BH Media có phải là đơn vị sở hữu độc quyền bản ghi các tác phẩm âm nhạc đó không? Hệ thống Content ID không thể kiểm tra kỹ theo cơ về độc quyền dẫn đến việc nhận bản quyền tràn lan và chính chủ sở hữu lại bị đánh bản quyền trên chính video của mình.

Trường hợp BH Media được giao quyền đăng ký bản quyền tác giả đối với bản ghi âm, ghi hình thì theo cách thức vận hành của hệ thống Content ID, BH Media có quyền bật Content ID cho bản ghi âm, ghi hình mà mình được giao quyền sử dụng và đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, nếu sản phẩm mà họ đăng kí Content ID thực chất không thuộc quyền sở hữu của họ thì lại là hành vi vi phạm pháp luật

 BH Media đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hệ thống Content ID của Youtube vì đơn vị này được giao quyền quản lý và đăng ký bản quyền bản ghi âm, ghi hình của Hồ Gươm Audio. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ cách vận hành của Content ID trên Youtube sẽ không minh chứng và bảo vệ được quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả của cùng một tác phẩm nên xảy ra những sự việc đánh “bản quyền” gây tranh cãi giữa các chủ thể quyền.

Câu hỏi: Trường hợp nào được đăng ký bản quyền khi không phải tác giả? Vi phạm quyền tác giả bị xử phạt thế nào?

Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019) quy định về Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, theo đó, chủ thể có quyền đăng ký quyền tác giả là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019) gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả trong các trường hợp sau:

– Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

– Chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giả

– Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

– Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

– Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

– Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.

Theo Khoản 2 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019) thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định trên gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với hành vi vi phạm quyền tác giả có thể bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Đối với trường hợp xâm phạm đến quyền tác giả, trục lợi từ 50.000.000 đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Cụ thể:

+ Cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, tùy theo tính chất, mức độ hành vi và hậu quả hành vi gây ra. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Ngoài ra, căn cứ Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2019) quy định về Các biện pháp dân sự, theo đó Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Câu hỏi: Thời gian gần đây, dư luận tranh cãi về vụ việc BH Media liệu có phải là chủ sở hữu của bản ghi Tiến Quân Ca do được Hồ Gươm Audio ủy quyền khai thác. Nhiều người cho rằng, ca khúc Tiến quân ca đã được gia đình cố nghệ sĩ Văn Cao tặng lại cho nhà nước, nhân dân nên việc sử dụng ca khúc này là miễn phí. Việc nhận sở hữu ca khúc này và bản ghi này là vi phạm luật? Vậy điều này được hiểu như thế nào ạ?

Trường hợp tác phẩm “Tiến quân ca” được hiến tặng cho “Nhà nước và Nhân dân” thì có thể được hiểu là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân, Không có cá nhân hay tổ chức cụ thể nào nắm quyền sở hữu và ai cũng có quyền sử dụng. Bên cạnh đó, việc gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng tác phẩm cho Nhà nước và Nhân dân là hiến tặng phần “nhạc và lời”. Khi một đơn vị sản xuất một bản ghi âm/ghi hình, họ có quyền đối với bản ghi âm/ghi hình đó. Đây là quyền sử dụng bản ghi (thuộc quyền liên quan). Khi ai đó sử dụng bản ghi âm, ghi hình do họ sản xuất phải có sự đồng ý của chủ sở hữu bản ghi này.

Do đó, vấn đề là BH Media xác nhận quyền sở hữu thì phải đưa ra bằng chứng về mối quan hệ của họ với sản phẩm này. BH Media có được sử dụng tác phẩm không? Người tổ chức bản ghi âm, ghi hình có mối quan hệ gì với họ không? Lúc này, chỉ xem xét quyền của họ với bản ghi âm, ghi hình chứ không phải nội dung bài hát.

Việc sản xuất bản ghi tác phẩm của Hồ Gươm Audio đối với tác phẩm không cần phải xin phép. Nếu Hồ Gươm Audio là đơn vị sản xuất bản ghi âm, ghi hình này, cần xem xét đơn vị này nắm giữ quyền với bản ghi này ra sao. Bản ghi sản xuất trên đĩa CD sẽ là hành vi phân phối, còn đưa lên mạng là hành vi truyền tải tác phẩm tới công chúng qua mạng internet. Cần xem Hồ Gươm Audio có quyền truyền tải hay không?

Bởi chủ sở hữu bản ghi âm có toàn bộ và đầy đủ quyền đối với bản ghi do mình tạo ra, mà một trong số đó là cho phép hoặc từ chối việc người khác sử dụng tác phẩm của họ. Chủ sở hữu bản ghi có quyền cảnh báo vi phạm  hoặc yêu cầu xử phạt đối vowiscacs hành vi xâm phạm trên môi trường số nói chung và Youtube nói riêng. Việc ca khúc được hiến tặng cho Nhà nước và Nhân dân, tác phẩm Tiến quân ca không còn là riêng của bất cứ ai. Do đó việc Hồ Gươm Audio sản xuất bản gi không phải là hành vi xâm phạm, vi phạm quy định của pháp luật đối với bản ghi âm này.

Câu hỏi: Hiện pháp lý để giải quyết các tranh chấp trên nền tảng số như thế nào ạ? Phải chăng nó còn khá mới mẻ đặc biệt trên nền tảng như Youtube ?

Ở Việt Nam quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp, còn mới mẻ nhưng các quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước mà Việt Nam tham gia về quyền tác giả về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền tác giả âm nhạc nói riêng. Về mặt pháp lý, khi tranh chấp trong quá trình sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ xảy ra, chủ thể quyền có thể sử dụng các thiết chế của nhà nước để thực thi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo hai phương thức, đó là:

– Khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính xâm phạm.

Bản quyền nhạc số lâu nay vẫn là lĩnh vực có nhiều tranh chấp và vi phạm. Ngoài lý do, ý thức về bản quyền của xã hội chưa tốt, còn do lĩnh vực bản quyền nhạc số quá mới, ngay cả người làm nhạc cũng chưa nắm rõ quy định của các nền tảng số. Về pháp luật, việc đăng ký bản quyền YouTube được khẳng định là việc chủ sở hữu đăng ký quyền tác giả đối với nội dung được đăng lên kênh YouTube của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc dựa theo chính sách của YouTube. Tại Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều nghệ sĩ chưa hiểu chính xác về quyền tác giả, quyền liên quan và luật bản quyền trên YouTube. Vì vậy, khi sử dụng Youtube, người dùng cần hết sức lưu ý tìm hiểu về vấn đề bản quyền âm nhạc để tránh bị “đánh” bản quyền hay gặp những sự cố đáng tiếc.

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing news đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – PGĐ Hãng Luật TGS về vấn đề liên quan đến BH Media và bản quyền ca khúc “Tiến Quân Ca”:

Diễn biến vụ bản quyền ‘Tiến quân ca’ và ‘Giấc mơ trưa’: https://zingnews.vn/dien-bien-vu-ban-quyen-tien-quan-ca-va-giac-mo-trua-post1276277.html

Luật sư nói về bản quyền ‘Tiến quân ca’: https://zingnews.vn/luat-su-noi-ve-ban-quyen-tien-quan-ca-post1276193.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!