Mức phạt khi không nhường đường cho xe ưu tiên
Câu hỏi: Không nhường đường cho xe được quyền ưu tiên sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
“ Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.”
Theo đó, những loại xe được quyền ưu tiên khi tham gia trên đường đó là: Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương,..Những loại xe này được quyền đi trước các xe khác khi qua đường giao nhau; không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo sự điều khiển của người chỉ dẫn, Khi xe ưu tiên lưu thông trên đường, các phương tiện phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng sát lề đường bên phải để nhường đường. Đối với các hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên sẽ bị xem là vi phạm luật giao thông và bị xử lý theo quy định.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã quy định rất chặt chẽ về hình phạt, bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với từng loại phương tiện khi lưu thông nhưng không nhường đường cho các phương tiện ưu tiên. Cụ thể như sau:
– Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
+) Mức phạt sẽ từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, được quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều 5 khi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
+) Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi trên còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng, được quy định tại Điểm b Khoản 12 Điều 5.
– Xử phạt đối với người điều khiển ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy):
+) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng do không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
+) Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi trên còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng, được quy định tại Điểm b Khoản 12 Điều 6. Nếu hành vi vi phạm này mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
– Xử phạt đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
+) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ theo quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP;
+) Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung nếu gây ra tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (Khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 đến 4 tháng (Theo Điểm b Khoản 9 Điều 7).
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!