Những điều đáng chú ý của Luật an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay
Nội dung bài viết
Thực phẩm là những thứ mà chúng ta nạp vào trong cơ thể bằng con đường ăn uống, chính vì thế mà tác động trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Nếu thực phẩm không đảm bảo có thể gây hại thậm chí dẫn tới ngộ độc và gây nguy hiểm cho tính mạng. Theo từng giai đoạn, tùy vào hoàn cảnh và những vấn đề phát sinh mà Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã điều chỉnh các quy định sao cho phù hợp nhất. Qua bài biết này, Công ty Luật TGS sẽ đưa ra những điều đáng chú ý của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm trong thời điểm hiện nay.
Thứ nhất, quy định về kinh doanh ẩm thực chế biến sẵn
Nhu cầu hiện nay của rất nhiều người là ăn đồ ăn chế biến sẵn, vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Đây có thể là một trong những lý do khiến ẩm thực đường phố phát triển mạnh, thậm chí trở thành nét nổi bật trong văn hóa du lịch ở nước ta. Tuy nhiên kinh doanh thực phẩm ăn ngay cũng có những mối nguy hại tiềm tàng nếu không được quản lý chặt chẽ, ví dụ như: ô nhiễm, nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo…Vì thế, Khoản 2 Điều 27 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm có quy định như sau:
“a) Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
b) Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;
c) Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.”
Bên cạnh đó, còn có quy định trong khi bán đồ ăn chế biến sẵn, người bán phải dùng dụng cụ hoặc bao tay mà không được để tay trần. Bởi lẽ bàn tay con người làm rất nhiều việc nên sẽ có nhiều vi khuẩn, nhiều người bán hàng tiện tay mà để luôn tay trần bán thức ăn, như vậy là không đảm bảo.
Cụ thể, tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định người kinh doanh thực phẩm đường phố có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt 1 – 3 triệu đồng nếu dùng tay trần bán thực phẩm chín, ăn ngay; bán thức ăn đường phố không che đậy ngăn chặn bụi bẩn hoặc những hành vi khác vi phạm những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ hai, quảng cáo thực phẩm phải trung thực, chính xác
Những quảng cáo về thực phẩm mà sai sự thật có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho người tiêu dùng, cho nên việc quảng cáo sai sự thật là một trong những điều cấm của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, Luật quy định về hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Điều 43 như sau:
– Việc quảng cáo thực phẩm phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
– Trước khi đăng ký quảng cáo, nội dung quảng cáo phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
– Chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.
Thứ ba, quy định về xử lý hành vi sử dụng phụ gia độc hại
Đã có nhiều trường hợp sử dụng phụ gia độc hại trong chế biến thực phẩm bị phát hiện gây hoang mang cho người dân ví dụ như: dùng quá lượng hàn the khi làm đậu phụ, sử dụng phụ gia độc hại để chế biến các món ăn luôn như phở, bún…
Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt khi vi phạm quy định sử dụng phụ gia thực phẩm như sau:
– Phạt tiền từ 10 triệu – 20 triệu đồng khi sử dụng phụ gia thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng;
– Phạt tiền từ 20 triệu – 30 triệu đồng khi sử dụng phụ gia không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc sử dụng không đúng mục đích, sử dụng vượt quá mức cho phép;
– Phạt tiền từ 30 triệu – 40 triệu đồng với hành vi sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
– Phạt tiền từ 40 triệu – 50 triệu đồng khi sử dụng phụ gia bị cấm, phụ gia ngoài mục được phép sử dụng đối với sản phẩm dưới 10 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 80 triệu đồng – 100 triệu đồng hoặc gấp 5 – 7 lần giá trị sản phẩm trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng phụ gia chứa hoặc nhiễm kim loại nặng, chất độc hại vượt mức cho phép;
+ Sử dụng phụ gia bị cấm, phụ gia không thuộc danh mục được phép sử dụng cho sản phẩm từ 10 triệu đồng trở lên.
Bên cạnh việc phạt tiền, hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm…
Thứ tư, quy định về thực phẩm biến đổi gen
Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự xuất hiện của thực phẩm biến đổi gen ngày càng nhiều. Tùy vào từng loại thực phẩm và thể trạng con người mà nó có thể gây ra những tác động không tốt. Khoản 24 Điều 2 của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm định nghĩa thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen. Luật quy định, một số thực phẩm biến đổi gen phải ghi cụm từ “thực phẩm biến đổi gen”.
Bên cạnh đó, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định cụ thể hơn, các loại thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen hoặc chứa thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% thì phải dán nhãn thể hiện rõ đặc tính biến đổi gen của sản phẩm.
Thứ năm, quy định về thực phẩm chức năng
Điều 14 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm quy định rõ về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng phải có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố; đối với sản phẩm lần đầu tiên đưa ra thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, tại Điểm a Khoản 2 Điều 44 Luật này cũng quy định trên bao bì phải ghi rõ “Thực phẩm chức năng” và thể hiện rằng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh để tránh trường hợp người tiêu dùng nhầm lẫn với thuốc.
»Xem thêm: Hướng dẫn xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Trên đây là những điểm cần lưu ý về Luật An toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.8698 để được đội ngũ Chuyên viên và Luật sư hỗ trợ tốt nhất
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!