Bộ Tài chính “nắn” hoạt động thẩm định giá

Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải thực hiện đúng quy trình thẩm định giá tài sản, bao gồm cả việc thẩm định giá để tư vấn cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Nhiều doanh nghiệp bị đình chỉ vì không đủ điều kiện hoạt động (điểm a khoản 1 điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP) do không đáp ứng đủ số lượng Thẩm định viên hành nghề năm 2022 theo Quyết định 504/QĐ-BTC ngày 04/04/2022. Hành vi này tai hại như thế nào?

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Về thực trạng:

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã đình chỉ hàng loạt doanh nghiệp thẩm định giá và thu hồi hàng chục giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Lý do để Bộ tài chính có động thái quyết liệt như vậy là do nạn “ăn không nói có” vốn nhức nhối trong ngành thẩm định giá lâu nay. Gần đây nhất, tháng 4 vừa qua, bộ tài chính đã ban hành quyết định số 619 về việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá mã số 082/TĐG cấp lại lần thứ 3 ngày 20/112020 đối với Công ty cổ phần đầu tư và Thẩm định giá HTC Việt Nam kể từ ngày 31/03/2022.

Bộ Tài Chính yêu cầu công ty cổ phần đầu tư và Thẩm định giá HTC Việt Nam phải nộp lại giấy chứng nhận đuu điều kiện kinh doanh thẩm định giá và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá cho Bộ tài chính ( Cục Quản lý giá) chậm nhất trong thời hạn 03 ngày, chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá kể từ ngày thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá.

Cũng trong tháng 4, hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cũng bị Bộ tài chính mạnh tay đình chỉ trong vòng 60 ngày như Công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC- Việt Nam; Công ty cổ phần thẩm định giá Hoàng Gia…

Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP

Các hành vi vi phạm của doanh nghiệp thẩm định giá được mô tả trong nghị định bao gồm: Không tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam; tiết lộ thông tin hồ sơ; khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc được pháp luật cho phép…

Vai trò của hoạt động thẩm định giá

Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị tài sản; trên cơ sở các bên tham gia giao dịch có thể thoả thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên. Thẩm định giá góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Thẩm định giá viên về giá có vai trò xác định giá trị tài sản của nhiều đối tượng chính xác, độc lập, khách quan, và có đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Việc thẩm định giá đúng giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế.

  • Bộ tài chính khẳng định, trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vu thẩm định giá góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và kịp thời cung cấp dịch vụ thẩm định giá, cũng như các pháp luật có liên quan.
  • Thẩm định giá đúng giá trị thị trường góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực cũng như trên thế giới
  • Tư vấn về giá trị tài sản, giá cả tài sản và các bên liên quan và công chứng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán, đầu tư, đánh thuế, bảo hiểm, cho vay tài sản
  • Định giá đúng giá thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.
  • Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Để đảm bảo cho hoạt động thẩm định giá, pháp luật có quy định về điều kiện thành lập tổ chức thẩm định:

Điều kiện về mặt số lượng thẩm định viên:

Căn cứ theo quy định tại điều 38 Luật giá năm 2012, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá:

“1. Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ điều 39 Luật giá năm 2012, điều kiện về số lượng thẩm định viên đối với doanh nghiệp thẩm định giá như sau:

  • Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu ( điểm b Khoản 1 Điều 39)
  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn (điểm b Khoản 2 điều 39)
  • Đối với công ty hợp danh: có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh. ( điểm b khoản 3 điều 39)
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân ( điểm b khoản 4 điều 39)
  • Đối với công ty cổ phần: có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập ( điểm b Khoản 5 điều 39)

Như vậy, pháp luật đã có quy định rất rõ ràng và cụ thể điều kiện về số lượng thẩm định viên đối với doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá. Theo đó, mô hình chung các loại hình doanh nghiệp đều quy định phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp. Như vậy, nếu không đáp ứng điều kiện về mặt số lượng thẩm định viên, không đảm bảo điều kiện để thành lập doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá, không đáp ứng được nhu cầu thẩm định cũng như ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Việc đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp trong vòng 60 ngày được coi là một chế tài để đảm bảo doanh nghiệp khắc phục được những hậu quả và hoạt động một cách chặt chẽ, có tổ chức hơn.

Điều kiện về hoạt động thẩm định giá hiện nay được quy định như thế nào?

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Căn cứ tại điều 38 Luật giá năm 2012, điều kiện thành lập và  hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:

“1. Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2.Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, doanh nghiệp được hoạt động thẩm định giá khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật giá 2012 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá như sau:

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

– Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

– Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Trong đó: Yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá được hướng dẫn cụ thể như sau:

+  Là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp trên;

+ Có ít nhất 03 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề trước khi trở thành người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá.;

+ Không là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong khoảng thời gian 01 năm (12 tháng) tính tới thời điểm nộp hồ sơ cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Luật sư đánh giá thế nào về các quy định hiện hành về thẩm định giá

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Bên cạnh các đóng góp tích cực, cũng đã xuất hiện các hiện tượng tiêu cực, một số doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề ( có tính chất cá nhân) đã cố tình vi phạm tiêu chuẩn về đạo đức hành nghề, vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, thông đồng với khách hàng làm sai lệch kết quả thẩm định giá, nhất là trong việc thẩm định giá phục vụ cho việc đấu thầu, mua sắm, đặc biệt mua sắm thiết bị vật tư y tế, giáo dục. một số thẩm định viên đã bị khởi tố liên quan đến hoạt động nghề nghiệp.

Các sai phạm trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về mặt khách quan, đó là do hệ thống pháp luật đôi khi còn chồng chéo, chưa đồng bộ. thông tin về thị trường tài sản, hàng hoá, dịch vụ còn hạn chế, ít công khai và minh bạch. Khách hàng thẩm định giá cung cấp thông tin về tài sản thẩm định giá chưa trung thực và đầy đủ. Việc thực hiện đấu thầu, đấu giá có nhiều quy định còn thiếu tính minh bạch, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

Về mặt chủ quan, chủ yếu là do vi phạm đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, nhất là tình trạng móc ngoặc, thông đồng với khách hàng thẩm định giá là chủ đầu tư để làm sai lệch kết quả thẩm định giá, cạnh tranh không lành mạnh.

Nhằm kịp thời ngăn ngừa và ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra, cơ quan quản lý nhà nước đã hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao điều kiện đối với hoạt động cung cấp dịch vụ TĐG. Gần đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm siết chặt hoạt động nghề, nâng tiêu chuẩn người đại diện pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp và thẩm định viên về giá hành nghề.

Luật sư kỳ vọng các quy định về thẩm định giá sẽ được điều chỉnh như thế nào để đảm bảo tính minh bạch?

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Để đảm bảo tính minh bạch, Cục Quản lý giá cần phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi Luật giá để tiếp tục củng cố, kiện toàn hoạt động thẩm định giá theo hướng:

  • Hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo hướng chuyên môn hóa theo lĩnh vực;
  • xử lý các chồng chéo, vướng mắc, các pháp luật chuyên ngành; đồng thời phân ngành theo chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá để hướng đến tính chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế;
  • Rà soát Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá, hướng đến việc hoàn thiện bộ tiêu chuẩn thẩm định giá; đảm bảo bộ tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và khu vực;
  • Tăng cường hoạt động quản lý kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá;
  • Chú trọng xây dựng nội dung cập nhật kiến thức cho thẩm định viên về giá: liên quan đến thu thập, phân tích và xử lý thông tin; các nghiệp vụ chuyên sâu của nghề nghiệp, đặc biệt tiếp tục các nội dung cập nhật nhằm nâng cao đạo đức hành nghề thẩm định giá;
  • Củng cố và hoàn thiện việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá làm cơ sở tham chiếu khi thực hiện định giá, cũng như thẩm định giá.

»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Báo điện tử Đầu tư, thuộc nhóm báo của Báo Đầu tư đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!