Cam kết chịu mọi trách nhiệm pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp có hợp pháp không ?

Câu hỏi: Công ty A sản xuất sản phẩm nước uống đóng chai, đang được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với kiểu dáng của chai và nhãn hiệu. Tuy nhiên có công ty B đã đặt hàng thuê công ty C sản xuất chai mang kiểu dáng của công ty A và thiết kế, in nhãn sản phẩm về tổng thể tương tự như nhãn sản phẩm của công ty A theo ý tưởng của công ty B. Trục in nhãn sản phẩm và khuôn đúc chai là tài sản của công ty C và công ty C cam kết chịu mọi trách nhiệm pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến kiểu dáng chai, nhãn sản phẩm. Việc công ty C chịu mọi trách nhiệm pháp lý có hợp pháp không? cam kết này có giúp công ty B tránh được các rủi ro pháp lý không ạ ?

Trả lời:

Việc Công ty C cam kết chịu mọi trách nhiệm pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến kiểu dáng chai, nhãn hiệu, nhãn sản phẩm không giúp Công ty B tránh được các rủi ro pháp lý về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Theo quy định pháp luật, người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) và thu lợi bất chính và gây thiệt hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

– Theo đó, người có hành vi vi phạm có thể bị bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm, tùy theo tính chất, mức độ hành vi. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!