Có hay không vi phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp máy lọc nước ?
Câu hỏi: Thương hiệu máy lọc nước HOM của Công ty Quang Đăng đã được nhiều người tiêu dùng biết đến trong suốt 5 năm qua. Gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều máy lọc nước có kiểu dáng giống hệt với máy lọc nước HOM nhưng mang thương hiệu khác của Công ty Gia Bảo. Công ty Quang Đăng cho rằng Gia Bảo đã xâm phạm thương hiệu HOM. Vậy trong trường hợp này công ty Gia Bảo có vi phạm thương hiệu hay không ? Nếu có thì mức xử phạt sẽ ra sao và Công ty Gia Bảo cần làm gì để bảo vệ quyền lợi ?
Trả lời:
Trước hết, để có thể khẳng định Công ty Gia Bảo có hay không hành vi xâm phạm thương hiệu HOM, cụ thể là xâm phạm kiểu dáng máy lọc nước HOM của Công ty Quang Đăng thì cần làm rõ Công ty Quang Đăng có đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp độc quyền đối với sản phẩm máy lọc nước mang thương hiệu HOM hay không.
Luật TGS sẽ đưa ra 2 giả thiết, cụ thể:
*Nếu trong trường hợp Công ty Quang Đăng có đăng ký và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm máy lọc nước mang thương hiệu HOM và có đủ căn cứ xác định hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp thì Công ty Gia Bảo đã vi phạm quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009). Theo đó, các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp gồm:
– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
– Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.
Trong trường hợp này, chủ thể có thể làm đối với đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khi có dấu hiệu, hành vi bị vi phạm đó là tự bảo vệ bằng cách cảnh báo đối với bên vi phạm, tuy nhiên, biện pháp này đôi khi tỏ ra ít hiệu quả khi chủ thể có quyền bảo hộ thường khó có quyền yêu cầu đủ lớn để khiến bên vi phạm e dè, chấm dứt hành vi vi phạm. Do đó các biện pháp hành chính, hình sự hoặc dân sự được ưu tiên sử dụng khi chủ thể được bảo hộ có thể nhờ cơ quan nhà nước xử lý đối với hành vi vi phạm của đối phương, trong đó nổi bật với ưu điểm riêng của mình biện pháp xử lý vi phạm dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.
Quy trình xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp bằng biện pháp dân sự bao gồm các bước sau:
Thứ nhất, cung cấp các tài liệu cần thiết sau đây:
– Bản sao có chứng thực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
– Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm;
– Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm;
– Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác như Hóa đơn mua bán hàng hóa.
Thứ hai, giám định kiểu dáng công nghiệp: Tuy không bắt buộc giám định, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định vi phạm kiểu dáng công nghiệp là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý chính thức. Tài liệu cẩn thiết cho việc giám định bao gồm:
– Tờ khai (theo mẫu Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp);
– Giấy ủy quyền (theo mẫu Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp);
– Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm).
Thời gian để giám định thường nằm trong khoảng từ 07 đến 15 ngày làm việc.
Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): Tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định.
* Nếu bên phía Công ty Quang Đăng không bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm máy lọc nước mang thương hiệu HOM thì không có căn cứ và cơ sở để kết luận Công ty Gia Bảo vi phạm quyền đối với kiểu dáng máy lọc nước này.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!