Đăng ký hộ kinh doanh cá thể thủ tục như thế nào?
Nội dung bài viết
- 1 Hộ kinh doanh cá thể là gì ?
- 2 Ai có quyền thành lập hộ kinh doanh ?
- 3 Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
- 4 Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
- 5 Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm:
- 6 Thời gian cấp giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh
- 7 Những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- 8 Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là yêu cầu bắt buộc đối với những cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ. Bài viết này Luật sư Công ty Luật TGS sẽ hướng dẫn thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh mới nhất theo quy định.
Hộ kinh doanh cá thể là gì ?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Ai có quyền thành lập hộ kinh doanh ?
Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì những người có quyền đăng ký hộ kinh doanh gồm cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Ngoài ra, cũng theo quy định tại điều này thì những trường hợp sau sẽ không có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể:
– Người chưa thành niên;
– Người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù;
– Người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện;
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý tại cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Người đang bị Tòa cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Và các trường hợp khác theo quy định liên quan.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
Để được cấp Giấy chứng nhận hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh đó phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Các ngành nghề đăng ký không thuộc các ngành nghề bị cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh đặt đúng theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, cụ thể: Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh;
– Có bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ;
– Hộ kinh doanh nộp đủ các chi phí theo quy định.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
– Người thành lập hộ kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký theo quy định sau đó nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện nơi đặt địa điểm của hộ kinh doanh.
– Khi nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ và người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí quy định thì Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
– Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người nộp hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm:
– Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh, nội dung gồm:
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ chính xác địa điểm đặt trụ sở kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Tổng số vốn kinh doanh;
+ Tổng số lao động làm việc;
+ Các thông tin khác như: họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú,…
– Bản sao có chứng thực Thẻ căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
– Bản sao có chứng thực biên bản họp cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp do một nhóm cá nhân thành lập;
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân (Đối với những ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề);
– Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định (Đối với những ngành, nghề pháp luật yêu cầu cần có vốn pháp định).
Thời gian cấp giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể: trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cũng trong 03 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người nộp đơn để sửa đổi bổ sung.
Sau ba ngày làm việc, hộ kinh doanh không nhận được bất cứ thông báo nào của cơ quan đăng kí thì có quyền khiếu nại.
Những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Thứ nhất: Về đối tượng được thành lập hộ kinh doanh
Đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Trong trường hợp các thanh viên trong một gia đình hoặc một nhóm bạn muốn cùng nhau kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký sẽ đại diện cho những người tham gia.
*Lưu ý: một người chỉ được đứng tên một hộ kinh doanh duy nhất xét trên phạm vi cả nước. Trong trường muốn thành lập hộ kinh doanh mới thì phải giải thể hộ kinh doanh cũ.
Thứ 2: Về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Theo quy định của pháp luật hiện nay, số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể có thể sử dụng là 9 lao động, nếu quá 10 người buộc phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thứ 3: Về cách đặt tên hộ kinh doanh
Muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể bắt buộc hộ kinh doanh cũng phải có tên riêng, tên này phải đảm bảo hai yếu tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”
Tên của hộ kinh doanh không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp như không được thêm vào các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”; tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi Quận (huyện); không được sử dụng tên tiếng Anh để đặt tên cho hộ kinh doanh, nếu muốn sử dụng tên tiếng anh phải đảm bảo giữa những kí tự phải có dấu chấm đi kèm.
Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh L.A.W
Thứ 4: Về địa điểm đăng ký kinh doanh
Một hộ kinh doanh chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty.
Đối với trường hợp địa chỉ của hộ kinh doanh này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh địa chỉ này đã từng được sử dụng để thành lập hộ kinh doanh hay chưa?
Địa điểm đăng ký cùa hộ kinh doanh cá thể không phải là chung cư để ở hoặc địa điểm đang thuộc khu quy hoạch của nhà nước.
Ngoài ra, có một số ngành đặc biệt thì sẽ có thêm yêu cầu:
– Ngành Spa và dịch vụ ăn uống yêu cầu phải có chỗ giữ xe;
– Ngành buôn bán thức ăn, đồ uống yêu cầu bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Ngành yoga, gym yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp liên quan;
– Ngành sản xuất thực phẩm yêu cầu bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm.
Thứ 5: Về vốn điều lệ khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
Do nhà nước không quy định về số vốn với hộ kinh doanh nên việc đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng cũng như quy mô của mỗi hộ kinh doanh. Tuy nhiên, việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn có nghĩa là chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được do vậy khi đăng ký cần cân nhắc và lưu ý về tính rủi ro sau này.
Hộ kinh doanh cá thể có lợi thế là kê khai thuế đơn giản phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dung cá nhân, dịch vụ ăn uống,… Tuy nhiên, thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không được khấu trừ thuế đối với bán hàng
Ngoài ra, khi đăng ký nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:
– Vốn cao hay thấp;
– Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
– Mặt hàng của HKD này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.
Thứ 6: Về ngành nghề kinh doanh
Về ngành nghề được hoạt động thì hộ kinh doanh cá thể muốn kinh doanh ngành nào thì thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp lý nhất có thể.
Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Công ty Luật TGS là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn và đăng ký thành lập doanh nghiệp tại các quận huyện trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước.
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể của Luật TGS được thực hiện như sau:
– Tư vấn về điều kiện, hồ sơ và các quy định liên quan đến thủ tục thành lập hộ kinh doanh;
– Tư vấn khách hàng đặt tên, vốn kinh doanh,…
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị và cung cấp các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc thành lập;
– Luật TGS soạn thảo Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh và hoàn thiện hồ sơ đăng ký;
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi, xử lý hồ sơ nếu có xảy ra vấn đề để đảm bảo được trả kết quả đúng hạn;
– Thay mặt nhận và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể và các giấy tờ liên quan cho khách hàng;
– Luật sư sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục sau thành lập liên quan đến việc đăng ký và kê khai thuế,…
– Tư vấn cho khách hàng về quy định và những lưu ý trong quá trình hoạt động;
– Ngoài ra, Luật TGS còn cung cấp dịch vụ tư vấn và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các giấy phép con liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh,…
Mọi vấn đề vướng mắc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Hotline 024.6682.8986 hoặc gửi câu hỏi qua email: contact.tgslaw@gmail.com để được Luật sư tư vấn.
Căn cứ Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc đại diện của hộ gia đình sẽ gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính- kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện cấp nơi mà bạn đặt địa điểm kinh doanh.
Theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC thì hộ kinh doanh là một trong những đối tượng phải nộp thuế, do đó phải có mã số thuế. Như vậy, những hộ kinh doanh đăng ký thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì sẽ đăng ký mã số thuế và được cơ quan thuế quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế, mã số này cũng đồng thời là mã số hộ kinh doanh.
Theo quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC thì hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên không được xuất hóa đơn VAT.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!