giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình, cá nhân, cộng đồng

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình, cá nhân, cộng đồng

Vấn đề tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Chỉ một vụ việc tranh chấp rất nhỏ có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ làng xóm, anh em, họ hàng ….Do đó việc cấp thiết trong các vụ việc tranh chấp là giải quyết các vụ việc một cách nhanh nhất và đúng pháp luật. Công ty Luật TGS xin giới thiệu tới quý khách vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình, cá nhân, cộng đồng, hi vọng có thể giúp quý khách có cái nhìn rõ hơn về pháp luật đất đai.

giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình, cá nhân, cộng đồng

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình, cá nhân, cộng đồng

Căn cứ:

  • Luật đất đai năm 2013
  • Luật khiếu nại tố cáo năm 2004
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

Khi xảy ra tranh chấp giữa cá nhân, gia đình và tổ chức được giải quyết như sau

Thủ tục hòa giải

Nhà nước luôn khuyến khích các bên liên quan trong quan hệ tranh chấp đất đai, trước tiên sẽ tiến hành thủ tục tự hòa giải, tự tìm ra phương án tốt nhất, hợp tình, hợp lý nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và giữ gìn tình cảm tốt đẹp giữa các bên.

Trong trường hợp, các bên không tự hòa giải được với nhau. Thì các bên có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến cơ quan hòa giải ở cấp cơ sở ( UBND cấp xã, phường, thị trấn).

Việc tiến hành hòa giải này được tiến hành theo quy định của pháp luật: Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chức như MTTVN, Thanh niên, Phụ nữ, …để tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai

Thời gian giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đơn

Kết quả hòa giải: Phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và mỗi bên sẽ giữ một bản và có chữ ký xác nhận của UBND xã nơi có nhà đất.

Xem thêm: Tình huống pháp lý: Tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Trong trường hợp tranh chấp đất được hòa giải ở UBND xã mà một trong các bên đương sự không đồng nhất trí với phương án hòa giải tranh chấp. thì việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ có hai các giải quyết như sau:

Khởi kiện tại Tòa án

Điều kiện:

– Các tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất ổn định;

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất trước năm 1993 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai  của Nhà nước;

– Giấy chứng nhận sử dụng đất tạm thời;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

– Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.

– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới đất với hàng xóm

Các bước thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Bước 1: Xác định thẩm quyền giải quyết

+ Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

+ Xác định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp

+ Xác định về các điều kiện khác liên quan đến tranh chấp đất đai.

Bước 2: Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện:

Thu thập chứng cứ để xác định điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp về nhà ở cũng như chứng minh quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia tố tụng.

 Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Hồ sơ khởi kiện để nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án và các vấn đề khác liên quan.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

+ Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

+   Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;

+   Các giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, chủ quyền nhà;

+   Các giấy tờ liên quan tới giao dịch đất đai như: Giấy tờ cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu thể hiện có quan hệ này;

+   Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết đất đai, nhà ở đang có tranh chấp ( nếu có).

Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Quý khách có thể nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thông qua các hình thức như sau:

+ Nộp qua đường bưu điện.

+ Nộp trực tiếp tại tòa án.

 Trong giai đoạn này khách hàng còn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính như: nộp tiền tạm ứng án phí

Bước 5: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án

Trong thời gian chuẩn bị xét xử , Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau theo tình thần tự nguyện

Xem thêm: Cách giải quyết khi hàng xóm mượn đất không trả lại

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Điều kiện: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên

Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh để giải quyết.

Trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường.

Xem thêm: Dịch vụ Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây, là một số thông tin về giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình, cá nhân, cộng đồng. Chúng tôi hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp cho quý khách trong cuộc sống. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại : 1800.8698 để được các Luật sư chúng tôi hỗ trợ cho bạn.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!