hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bắt buộc khi chủ sở hữu muốn xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu với cơ quan chức năng có thẩm quyền thông qua việc cấp Văn bằng bảo hộ.

Vậy hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những gì, cách soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ ở đâu thì bài viết này Luật TGS sẽ nêu chi tiết.

hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thành phần trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2023:

Khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu, chủ sở hữu cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định gồm các giấy tờ như sau:

– Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (Chuẩn bị 05 mẫu, có kích thước là 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu;

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH – Phụ lục A – Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (02 bản);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);

– Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, hồ sơ đăng ký cần có thêm các giấy tờ sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng hoặc đặc thù của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (nếu dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù);

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.

– Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải có thêm các loại tài liệu sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng hoặc đặc thù của sản phẩm nếu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc chứng nhận nguồn gốc địa lý;

+ Bản đồ khu vực địa lý nếu có chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm hoặc có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương;

+ Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.

Các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (nếu có)

– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt như: cờ, biểu tượng, huy hiệu,… (nếu có);

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu có);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).

Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ở đâu và cho ai ?

Hồ sơ sau khi hoàn tất, nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.

Địa chỉ trụ sở chính và văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ:

– Trụ sở chính: Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện: Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện: Đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký

– Mọi tài liệu trong hồ sơ đều được trình bày bằng tiếng Việt. Nếu tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.

– Tất cả các tài liệu được trình bày theo chiều dọc (trừ hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu) trên một mặt giấy khổ A4.

– Font chữ: Times New Roman, kích cỡ: lớn hơn hoặc bằng 13, căn lề rộng 2cm.

– Nếu nhiều hơn 1 trang thì phải đánh số thứ tự bằng số Ả-rập cho từng trang.

– Không dừng từ ngữ địa phương để khai báo các tài liệu trong hồ sơ.

– Kích thước của mẫu nhãn hiệu phải là: 8cm x 8cm

Nếu có vấn đề thắc mắc về hồ sơ hay các vấn đề liên quan liên hệ tới tổng đài 024.6682.8986 để được tư vấn chi tiết.

Ngoài ra để đơn giản về thủ tục và thời gian thì quý khách ủy quyền cho Luật TGS thực hiện việc đăng ký. Thông tin về dịch vụ xem tại đây: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói để rõ hơn về chính sách ưu đãi.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */