Hướng dẫn khai đơn đăng ký nhãn hiệu
Nội dung bài viết
- 1 Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2023
- 2 Nội dung chính trong đơn đăng ký nhãn hiệu
- 3 Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- 3.1 Phần (1): Nhãn hiệu
- 3.2 Phần (2): Chủ đơn
- 3.3 Phần (3): Đại diện của chủ đơn
- 3.4 Phần (4): Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
- 3.5 Phần (5): Phí, lệ phí
- 3.6 Phần (6): Các tài liệu có trong đơn
- 3.7 Phần (7): Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
- 3.8 Phần (8): Cam kết của chủ đơn trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu là tài liệu được coi như quan trọng nhất khi bảo hộ cho bất kì nhãn hiệu nào. Nó chứa các thông tin cần thiết để Cục Sơ hữu trí tuệ quyết định việc nhãn hiệu có được bảo hộ hay không nên chúng ta cần điền chính xác.
Đây là 1 trong những giấy tờ không thể thiếu và pháp luật cũng đã quy định rất rõ về mẫu tờ khai này. Bài viết Luật sư Hãng Luật TGS chia sẻ mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2023 và hướng dẫn chi tiết cách làm.
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2023
Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu là tài liệu được ban hành kèm theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, Mẫu số 04-NH – Phụ lục A.
Bạn có thể download mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất tại đây:
Nội dung chính trong đơn đăng ký nhãn hiệu
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu chứa các thông tin sau đây:
– Mẫu nhãn hiệu và Loại nhãn hiệu;
– Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Thông tin của chủ đơn;
– Thông tin của đại diện của chủ đơn;
– Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Thông tin các khoản phí, lệ phí;
– Các tài liệu có trong đơn.
Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Phần (1): Nhãn hiệu
– Mẫu nhãn hiệu: Dán mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ vào (lưu ý kích thước nhãn không vượt quá khổ 80mm × 80mm và phải được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ hoặc phải được trình bày dưới dạng đen trắng).
– Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký: Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại hình nhãn hiệu cần bảo hộ. Sẽ có 3 loại hình chính trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu quy định gồm:
+ Nhãn hiệu tập thể: là nhãn của tổ chức tập thể các doanh nghiệp dành cho các thành viên sử dụng theo quy chế do tập thể đó quy định. (Tham khảo Cách đăng ký nhãn hiệu tập thể)
+ Nhãn hiệu liên kết: là nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn khác mà chính mình đã bảo hộ cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự có liên quan đến nhau. (Tham khảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết TẠI ĐÂY)
+ Nhãn hiệu chứng nhận (Tham khảo Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận)
– Mô tả nhãn hiệu:
+ Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu;
+ Nếu từ ngữ không là tiếng Việt cần phải phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa;
+ Mô tả hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt;
+ Nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Cần viết càng chi tiết càng tốt, để viết mô tả sao cho hiệu quả và chính xác nhất thì xem hướng dẫn viết của Luật sư TGS tại bài viết này: Cách mô tả nhãn hiệu
Phần (2): Chủ đơn
– Điền thông tin chủ đơn là tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo yêu cầu:
+ Tên đầy đủ: Tên của tổ chức hay cá nhân nộp đơn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Địa chỉ: Địa chỉ của tổ chức hay cá nhân nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Điện thoại, fax, Email: Điền đầy đủ.
Nếu có chủ đơn khác thì đánh dấu “x” vào ô vuông “Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung”. Sau đó sẽ khai bổ sung thêm chủ sở hữu tại trang bổ sung của tờ khai.
Phần (3): Đại diện của chủ đơn
Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với các loại đối tượng đại diện của chủ đơn. Cụ thể:
– là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn: Người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên.
– là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn.
– là người khác được ủy quyền của chủ đơn: Cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng dầu chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài.
Đồng thời ghi tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức được ủy quyền làm đơn. Nếu chủ đơn chính tự điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu và tự nộp đơn thì bỏ trống phần này không cần điền.
Phần (4): Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại yêu cầu hưởng. Cụ thể:
+ Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam;
+ Theo đơn (các đơn) nộp theo công ước Paris;
+ Theo thỏa thuận khác;
– Đồng thời điền thông tin theo yêu cầu ở cột bên: Số đơn, Ngày nộp đơn và Nước nộp đơn.
Nếu không có nhu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn thì bạn để trống phần này.
Phần (5): Phí, lệ phí
Tất cả các khoản chi phí đăng ký nhãn hiệu hầu hết đều được liệt kê trong mẫu đơn đăng ký. Đánh dấu “x” vào ô vuông ứng với các khoản phí mà đã nộp, đồng thời điền số đối tượng tính phí và số tiền nộp tương ứng vào 2 cột bên cạnh.
Phần (6): Các tài liệu có trong đơn
Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với những tài liệu có trong hồ sơ nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và điền các thông tin theo yêu cầu.
Nếu có các tài liệu khách không liệt kê trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu thì điền tại trang bổ sung.
*Lưu ý: có những loại giấy tờ gì thì điền đấy bởi chuyên viện của Cục sẽ kiểm tra rất kĩ phần này.
Phần (7): Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
Cần liệt kê các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ theo thỏa ước Ni-xơ, theo tuần tự từ nhóm có số thứ tự từ thấp đến cao.
Phần (8): Cam kết của chủ đơn trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Chủ đơn hoặc đại điện của chủ đơn ký và ghi rõ họ tên khi làm tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu nếu chủ đơn/đại diện chủ đơn là cá nhân.
Nếu chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn là tổ chức thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của tổ chức đó.
ĐĂNG KÝ LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Trên đây là những hướng dẫn cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu chi tiết từ phía Luật TGS. Mọi vấn đề chưa hiểu vui lòng liên hệ tổng đài 024.6682.8986 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết và kịp thời.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!