Luật sư tư vấn về lĩnh vực đầu tư có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)

Các ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện và thủ tục để hưởng ưu đãi đầu tư?

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế suấtưu đãi về đất đai (Điều 15 Luật Đầu tư 2020).

Ưu đãi về thuế suất: Nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 13, 14, 15 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2020) với các mức thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, 10%, 20% trong thời gian 10 năm, 20%; Ưu đãi về thuế nhập khẩu (Điều 14, Điều 15 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và khoản 13 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016).

Ưu đãi về đất đai: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất (Điều 6, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP). Chẳng hạn như, Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 07 năm tiếp theo,…

  • Điều kiện và thủ tục để được hưởng ưu đãi đầu tư

Điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư: Để được hưởng ưu đãi đầu tư thì Nhà đầu tư cần phải đáp ứng một trong hai điều kiện về ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư (Điều 16 Luật đầu tư 2020).

Các ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm: Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu; Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số; Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học; Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bảo quản thuốc; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; sản xuất trang thiết bị y tế; Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa; Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.

Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm: Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Thủ tục để được hưởng ưu đãi đầu tư:

Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư có sự khác biệt đối với dự án thuộc diện và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Tùy thuộc vào tính chất của dự án đầu tư mà Nhà đầu tư có thể căn cứ để xác định thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư.

Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư: Nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư để hưởng ưu đãi đầu tư. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Trong trường hợp này, Nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.

Vấn đề góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể thực hiện theo hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (Khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư 2020).

Theo pháp luật hiện hành, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, góp vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Căn cứ pháp lý và pháp luật áp dụng

Vấn đề Nhà đầu tư nước ngoài cần quan tâm đầu tiên khi tiến hành thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Việt Nam là áp dụng pháp luật nào, những ưu đãi nào được hưởng, những quyền ưu tiên. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 và một số văn bản hướng dẫn khác có liên quan.  

  • Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, theo đó:

Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào Việt Nam theo các hình thức: Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông; Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.

  • Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế (nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính) trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp: Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các Nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với Nhà đầu tư nước ngoài; Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của Nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của Nhà đầu tư nước ngoài khi Nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế; Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Căn cứ văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Điều kiện đầu tư của Nhà Đầu tư nước ngoài vào 1 số ngành ở Việt Nam như: khai thác khoáng sản, BOT, … ?

Điều kiện chung của các Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư tại Việt Nam là phải thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư sẽ trở thành thành viên hoặc cổ đông. Nói cách khác, đối với doanh nghiệp, Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được quyền đầu tư thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh (Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ đối với các loại hình công ty này thì Nhà đầu tư sau khi thành lập, tham gia thành lập mới được gọi là thành viên hoặc cổ đông).

Đối chiếu với luật chuyên ngành, tại Điều 51 Luật Khoáng sản 2010 quy định tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm “Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp”, tư cách hợp lệ của Nhà đầu tư khi tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) “Có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư đang hoạt động” (Khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020).

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư năm 2020 thì trước khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp lauajt có quy định khác.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết (Giấy phép; Giấy chứng nhận; Chứng chỉ; Văn bản xác nhận, chấp thuận; Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền) để hoạt động. Chẳng hạn như đối với các ngành nghề kinh doanh sau:

Khai thác khoáng sản: Để được hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, Nhà đầu tư nước ngoài phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Điều kiện để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm: Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản; Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Dự án BOT: Tham gia dự thầu với đầy đủ tư cách hợp lệ của Nhà đầu tư. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, pháp luật về đầu tư là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư hiện hành cho thấy có nhiều bất cập liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, việc hoàn thiện Luật Đầu tư là rất cần thiết để thu hút đầu tư nói chung và thu hút Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nói riêng.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đã được đăng tải trên website Luật Việt Nam:

https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/dieu-kien-khai-thac-khoang-san-cua-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-561-32882-article.html?

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!