Quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp từ vụ việc công ty trăm nghìn tỷ

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Vừa qua, một doanh nghiệp có vốn điều lệ 132 tỷ đã điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên 128 nghìn tỷ. Thực tế cũng ghi nhận một số doanh nghiệp có mức vốn điều lệ siêu khủng như vậy. Theo ý kiến luật sư, điều này có gì bất thường không? Quy định hiện hành về vấn đề này như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Khi thành lập, các chủ sở hữu phải kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ công ty (Đây là khoản các thành viên đã góp hoặc cam kết góp). Các thành viên phải thực hiện góp đầy đủ số vốn đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với các tài sản không phải là tiền mà là Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ hay các tài sản khác thì sẽ phải thực hiện việc định giá tài sản vốn góp và chuyển quyền sử dụng (đối với các tài sản phải đăng ký sở hữu), còn đối với tài sản là tiền thì không có quy định về việc xác minh tài sản như vậy.

Hiện nay đối với các doanh nghiệp thông thường, không có quy định pháp luật về mức vốn tối thiểu và tối đa, do đó các doanh nghiệp có thể thoải mái lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với tình hình tài chính, quy mô của doanh nghiệp của mình. Trừ một số trường hợp có yêu cầu về vốn pháp định, nhưng chỉ là mức vốn tối thiểu chứ không có quy định về mức vốn tối đa (chẳng hạn như kinh doanh bất động sản vốn điều lệ không được thấp hơn 20 tỷ đồng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm về sức khoẻ là 300 tỷ đồng, Ngân hàng thương mại tối thiểu là 3000 tỷ đồng,…).

Việc không thực hiện góp vốn đủ số vốn đã cam kết không phải là vi phạm pháp luật và người góp vốn không hề phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào, tuy nhiên đối với doanh nghiệp đó, nếu không thực hiện việc góp đúng số vốn đã cam kết trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn (tính từ ngày được cấp Đăng ký kinh doanh cho đến khi hết thời hạn là 150 ngày) mà doanh nghiệp không điều chỉnh vốn điều lệ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Thực tế, quy định trên nhắm vào doanh nghiệp đối với lỗi không điều chỉnh vốn điều lệ và việc không góp đủ số vốn là do các lý do, vấn đề tài chính của những người góp vốn làm cho họ không thể góp vốn với đúng số vốn đã cam kết được. Còn trường hợp mà chưa hề có căn cứ nào để chứng minh được nguồn vốn, không có một chút vốn nào hoặc mức vốn điều lệ quá cao so với khả năng tài chính thì có thể coi đó là việc kê khai hồ sơ thiếu trung thực. Với hành vi này, tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 50 cũng quy định xử phạt từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng, cùng với việc buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác đó.

Câu hỏi: Như ông vừa trao đổi, quy định hiện hành không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu. Từ đó, có những cá nhân muốn gây sự chú ý, muốn PR chỉ việc đăng ký thành lập doanh nghiệp với số vốn khủng. Ông có cho rằng đây là kẽ hở khi không đã có những đối tượng lợi dụng đăng ký vốn điều lệ cao để lừa đảo?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Nếu trong trường hợp những người thành lập ra Công ty nêu trên mà có đủ khả năng, tiềm lực để mở một doanh nghiệp có quy mô lớn như vậy thì là điều đáng hoan ngênh, nhưng ngược lại nếu không có đủ khả năng, nguồn lực nhưng lại cố tình kê khai con số “trên trời” như vậy thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc và đặt ra câu hỏi: mục đích của họ là gì?

Phải biết thời hạn của việc buộc phải điều chỉnh mức vốn điều lệ trên Giấy đăng ký kinh doanh theo lý thuyết, quy định là 150 ngày, nhưng thực tế con số này lại lớn hơn như vậy khi mà việc xử lý hành chính cũng có thời hạn thi hành nhất định theo pháp luật về hành chính. Với thời gian dài như vậy, khi sở hữu Giấy đăng ký kinh doanh với mức vốn điều lệ cao, các đối tượng có thể lợi dụng “uy tín” ảo đó để dụ các nhà đầu tư không chuyên hoặc thậm chí là phục vụ cho mục đích chiếm đoạt tài sản.

Có thể coi thời hạn này là một kẽ hở để tội phạm lợi dụng, tuy nhiên cũng cần cân nhắc về tính mở của pháp luật doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chân chính, tạo môi trường kinh doanh thu hút hơn, mở rộng hơn.

Câu hỏi: Từ những vụ việc tương tự này, ông có đề xuất gì để khắc phục tình trạng trên hay nên chăng bỏ quy định về vốn điều lệ mà nhiều ý kiến từng nêu?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Theo tôi, các quy định hiện nay đã là rất phù hợp, vừa đảm bảo tính mở của hành lang pháp lý quốc gia về kinh doanh nhưng cũng đảm bảo cân bằng, trật tự, ổn định của thị trường. Tuy nhiên, cần phải thực hiện một cách bài bản, chặt chẽ hơn bằng cách tạo cơ chế hậu kiểm, giám sát việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp. Trách nhiệm này trước hết là từ các cơ quan quản lý cấp trung ương là Bộ, cơ quan ngang bộ, sau đó là đến UBND cấp tỉnh cần triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình trong phạm vi quản lý. Cuối cùng là các cơ quan đăng ký kinh doanh có vai trò rất quan trọng khi là các cơ quan trực tiếp tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và quyết định/cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp đó, các cơ quan này có trách nhiệm phát hiện và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định pháp luật khi cần thiết và có thể trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. (Theo quy định tại Điều 216 Luật doanh nghiệp năm 2020).

Câu hỏi: Hiện nay pháp luật có quy định về vốn điều lệ khi thành lập như thế nào? Có quy định mức tối thiểu và tối đa không?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Khi thành lập, các chủ sở hữu phải kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ công ty (Đây là khoản các thành viên đã góp hoặc cam kết góp). Các thành viên phải thực hiện góp đầy đủ số vốn đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với các tài sản không phải là tiền mà là Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ hay các tài sản khác thì sẽ phải thực hiện việc định giá tài sản vốn góp và chuyển quyền sử dụng (đối với các tài sản phải đăng ký sở hữu), còn đối với tài sản là tiền thì không có quy định về việc xác minh tài sản như vậy.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) đã đăng tải trên Báo in Pháp Luật Việt Nam( Cơ quan Ngôn Luận của Bộ Tư Pháp), Báo in số 232 (8.311), phát hành Thứ 6, ngày 20/8/2021.

Hiện nay đối với các doanh nghiệp thông thường, không có quy định pháp luật về mức vốn tối thiểu và tối đa, do đó các doanh nghiệp có thể thoải mái lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với tình hình tài chính, quy mô của doanh nghiệp của mình. Trừ một số trường hợp có yêu cầu về vốn pháp định, nhưng chỉ là mức vốn tối thiểu chứ không có quy định về mức vốn tối đa (chẳng hạn như kinh doanh bất động sản vốn điều lệ không được thấp hơn 20 tỷ đồng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm về sức khoẻ là 300 tỷ đồng, Ngân hàng thương mại tối thiểu là 3000 tỷ đồng,…).

Câu hỏi: Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay có số vốn điều lệ siêu khủng, con số đó có thể hiện thực chất số vốn doanh nghiệp đó có không? Nếu khai báo số vốn điều lệ sai so với thực tế, Doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

 Mặc dù pháp luật cũng có quy định về việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo đúng số vốn đã góp thực tế, nhưng việc điều chỉnh đó không phải lúc nào cũng được thực hiện (có thể là do các cơ quan quản lý chưa phát hiện ra, hoặc đã có yêu cầu điều chỉnh nhưng doanh nghiệp không chấp hành), do đó có nhiều doanh nghiệp vẫn đang hoạt động với số vốn “ảo”, không phản ánh đúng về quy mô của doanh nghiệp.

Việc không thực hiện góp vốn đủ số vốn đã cam kết không phải là vi phạm pháp luật và người góp vốn không hề phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào, tuy nhiên đối với doanh nghiệp đó, nếu không thực hiện việc góp đúng số vốn đã cam kết trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn (tính từ ngày được cấp Đăng ký kinh doanh cho đến khi hết thời hạn là 150 ngày) mà doanh nghiệp không điều chỉnh vốn điều lệ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Thực tế, quy định trên nhắm vào doanh nghiệp đối với lỗi không điều chỉnh vốn điều lệ và việc không góp đủ số vốn là do các lý do, vấn đề tài chính của những người góp vốn làm cho họ không thể góp vốn với đúng số vốn đã cam kết được. Còn trường hợp mà chưa hề có căn cứ nào để chứng minh được nguồn vốn, không có một chút vốn nào hoặc mức vốn điều lệ quá cao so với khả năng tài chính thì có thể coi đó là việc kê khai hồ sơ thiếu trung thực. Với hành vi này, tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 50 cũng quy định xử phạt từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng, cùng với việc buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác đó.

Câu hỏi: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành điều tra làm rõ và quản lý vấn đề này ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Theo tôi, các quy định hiện nay đã là rất phù hợp, vừa đảm bảo tính mở của hành lang pháp lý quốc gia về kinh doanh nhưng cũng đảm bảo cân bằng, trật tự, ổn định của thị trường. Tuy nhiên, cần phải thực hiện một cách bài bản, chặt chẽ hơn bằng cách tạo cơ chế hậu kiểm, giám sát việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp. Trách nhiệm này trước hết là từ các cơ quan quản lý cấp trung ương là Bộ, cơ quan ngang bộ, sau đó là đến UBND cấp tỉnh cần triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình trong phạm vi quản lý. Cuối cùng là các cơ quan đăng ký kinh doanh có vai trò rất quan trọng khi là các cơ quan trực tiếp tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và quyết định/cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp đó, các cơ quan này có trách nhiệm phát hiện và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định pháp luật khi cần thiết và có thể trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. (Theo quy định tại Điều 216 Luật doanh nghiệp năm 2020).

Câu hỏi: Được biết, doanh nghiệp này đã đăng ký vốn từ tháng 6/2019 thì đến nay (tháng 8/2021) theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải góp đủ số tiền theo vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký khi thành lập công ty. Nếu các thành viên trong công ty không góp đủ số tiền như đã đăng ký thì doanh nghiệp này sẽ phải làm gì ? Và cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải làm gì ?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Như tôi đã nói ở trên, trong trường hợp các thành viên trong công ty không góp đủ số tiền như đã đăng ký thì trong thời hạn quy định (90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), doanh nghiệp cần phải thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo đúng với số vốn thực tế đã thành viên đã góp, với các thành viên chưa góp thì gạch bỏ tên ra khỏi thành viên công ty (trường hợp số lượng thành viên không đáp ứng theo điều kiện thành lập loại hình doanh nghiệp đó thì cần phải có sự điều chỉnh về cả loại hình doanh nghiệp cho phù hợp). Nếu không thực hiện thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016 nêu trên.

Đối với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện ra doanh nghiệp này còn chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì nên có Văn bản/ Thông báo về việc trong thời hạn quy định phải góp đủ số vốn, nếu có thành viên nào không góp được thì phải báo cáo lại và thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo đúng quy định. Nếu cố tình không thực hiện thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải lập tức xử lý hành chính và yêu cầu/ buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh đúng theo quy định pháp luật.

Câu hỏi: Doanh nghiệp đăng ký với số vốn lớn như vậy mà không có hoạt động gì liệu có bất thường không? Nó có ảnh hưởng gì tới bức tranh kinh tế chung không? (Hay nói cách khác, việc cá nhân cứ lập ra doanh nghiệp với số vốn đăng ký khủng (rất lớn) có vẻ bất thường, nhưng lại không hoạt động thì có hệ luỵ gì?)

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Nếu trong trường hợp những người thành lập ra Công ty nêu trên mà có đủ khả năng, tiềm lực để mở một doanh nghiệp có quy mô lớn như vậy thì là điều đáng hoan ngênh, nhưng ngược lại nếu không có đủ khả năng, nguồn lực nhưng lại cố tình kê khai con số “trên trời” như vậy thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc và đặt ra câu hỏi: mục đích của họ là gì?

Vốn điều lệ thông thường sẽ thể hiện ra quy mô của Công ty, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên và mức độ trách nhiệm của họ đối với tình hình hoạt động của Công ty mới thành lập. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, đăng ký vốn Điều lệ cao thì sẽ tạo được niềm tin tới khách hàng, với các doanh nghiệp đối tác và đối với những người có nhu cầu đầu tư thêm vào doanh nghiệp đó. Nhiều doanh nghiệp đăng ký mức vốn cao hơn (vừa phải và có thể chấp nhận được) so với khả năng góp vốn nhưng lại hoạt động hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh thì sẽ đem lại hiệu quả tốt. Nhưng ngược lại nếu đăng ký với mức vốn quá cao thì lại chỉ đem lại những tác dụng ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị mất đi uy tín khi không góp vốn đủ số vốn đã cam kết, phải chịu cơ chế xử phạt hành chính,… Chưa kể trong những ngày này, cái tên Công ty Toàn cầu đã nổi lên trên khắp các mặt báo, không đem đến tác dụng truyền thông mà chỉ đem lại những ý kiên trái chiều, tiêu cực đến chính người chủ doanh nghiệp đó, doanh nghiệp này cũng sẽ phải chịu sự quản lý gắt gao hơn đến từ các cơ quan quản lý hành chính.

Do đó, nếu người chủ Công ty Toàn cầu chỉ nhằm vào mục đích quảng bá hình ảnh để huy động vốn thì nước đi này là sai lầm, trừ khi doanh nghiệp đó tự chứng minh được tiềm năng phát triển của mình cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, cũng có khả năng việc tạo ra con số “ảo” cũng có thể phục vụ cho mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc “dụ” các nhà đầu tư không chuyên thì đây cũng đều là những hành vi vi phạm pháp luật và trái với đạo đức kinh doanh. Khi phát hiện hành vi sai phạm thì những người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Về mặt kinh tế xã hội, việc đăng ký vốn điều lệ không đúng với thực tế khả năng góp vốn của các thành viên đem lại nhiều hệ luỵ. Nếu một doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ sai thì có thể chưa có ảnh hưởng nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp như vậy sẽ gây ra sự khó khăn cho việc đánh giá thông tin, đánh giá tình hình thị trường, hoạt động kinh tế trong nước, có thể dẫn đến việc đánh giá sai của các cơ quan quản lý nhà nước, tạo nên một bức tranh kinh tế giả tạo và có thể dẫn đến các quyết sách, chính sách phát triển sai lần. Với môi trường kinh doanh không lành mạnh, không an toàn như vậy về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới cả sự phát triển của cả nền kinh tế chung của cả nước.

Về mặt quản lý nhà nước, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp và trong cả chính nội bộ doanh nghiệp khi mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư đặt niềm tin vào một con số không có thật, chỉ khi đầu tư, hợp tác rồi mới phát hiện ra thì đã quá muộn. Khi tranh chấp xảy ra sẽ tạo nên gánh nặng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó chính việc kê khai vốn điều lệ quá cao sẽ gây khó khăn cho quá trình thi hành án khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Câu hỏi: Với những doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ rất khủng, lại có yếu tố nước ngoài thì có cần thiết kiểm tra, kiểm toán Nhà nước về nguồn tiền này hay không ? Vì sao ?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

 Nếu việc kê khai vốn lên đến 500 nghìn tỷ chỉ là con số ảo thì có thể xử lý theo các quy định pháp luật về hành chính, nhưng nếu con số này là thật thì cần phải có sự xem xét về nguồn tiền vì đây không phải là một số tiền nhỏ, thậm chí còn nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Rất có thể có những nguy cơ che dấu, rửa tiền hoặc có sự đầu tư của các thế lực “ngầm” nhằm can thiệp, phá hoại nền kinh tế của nước ta.

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 16 Luật phòng chống rửa tiền năm 2012, với các giao dịch với giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp thì phải báo cáo và giám sát đặc biệt.

Luật này cũng quy định các cơ quan tổ chức như tổ chức tài chính; Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan (Kinh doanh trò chơi có thưởng; Quản lý bất động sản, môi giới bất động sản; Kinh doanh đá quý, kim loại quý hiếm; Cung ứng dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; Dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp cho bên thứ ba.) và các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chung tròng việc phát hiện và báo cáo các hành vi có dấu hiệu đáng nghi để thực hiện giám sát. Nếu có phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà có biện pháp xử lý, ngăn chặn và có chế tài xử phạt thích hợp.

>>BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) đã đăng tải trên Báo LAO ĐỘNG ( Cơ quan Ngôn Luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam): https://laodong.vn/kinh-te/lap-cong-ty-von-tram-nghin-ti-bat-thuong-nhung-khong-bat-hop-phap-943731.ldo

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) đã đăng tải trên Báo Pháp Luật Việt Nam( Cơ quan Ngôn Luận của Bộ Tư Pháp): https://baophapluat.vn/co-tinh-dang-ky-von-dieu-le-ao-de-danh-bong-ten-tuoi-can-tang-nang-muc-xu-phat-post408603.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!