Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Ecopark

Nhãn hiệu được biết như một phần chính tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm. Quyền sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh và hội nhập kinh tế. Tuy nhiên tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đang diễn ra ngày càng nhiều. Vụ việc giữa Ecopark “tố” Crystal Bay, F.I.T xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là một vi dụ điển hình.

Nhãn hiệu “ECO PARK” đã gắn với những sản phẩm của Tập đoàn Ecopark từ năm 2007 đến nay. Tuy nhiên mới đây, tập đoàn này đã tố Công ty cổ phần Tập đoàn F.I.T và Công ty cổ phần Crystal Bay sử dụng tên “Mũi Dinh Ecopark” cho dự án tại Ninh Thuận.

Công ty cổ phần tập đoàn Ecopark (được đổi tên từ Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO)) là chủ sở hữu của 3 nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ đang trong thời gian có hiệu lực, bao gồm:

Thứ nhất, nhãn hiệu “ECO PARK” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 40126433000 ngày 12/3/2007 (được gia hạn ngày 19/04/2019) bảo hộ cho nhóm 37, 42 liên quan đến xây dựng khu đô thị, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, tư vấn giám sát công trình xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư, thiết kế các công trình xây dựng.

Thứ hai, nhãn hiệu “ECO PARK” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 40110831000 do Cục sở hữu trí tuệ cấp ngày 9/10/2018 bảo hộ cho nhóm 36 liên quan đến kinh doanh bất động sản, cho thuê căn hộ, quản lý tòa nhà, khu biệt thự.

Thứ ba, nhãn hiệu “ecopark, và hình” theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 40162357000 do Cục sở hữu trí tuệ cấp ngày 21/4/2011 bảo hộ cho nhóm 35 và nhóm 36 liên quan đến kinh doanh bất động sản, cho thuê căn hộ, quản lý tòa nhà, khu biệt thự.

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS (Thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho rằng, tên dự án “Mũi Dinh Ecopark” do Công ty cổ phần Tập đoàn F.I.T và Công ty cổ phần Crystal Bay sử dụng gồm hai thành tố “Mũi Dinh” và “Ecopark” trong đó, “Mũi Dinh” là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của dịch vụ (là tên địa danh  một mũi đất thuộc Ninh Thuận) không có khả năng bảo hộ trừ trường hợp bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, thành phần chữ còn lại dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào vẫn giống về cấu tạo, phát âm, ngữ nghĩa và tương tự với nhãn hiệu “EcoPark” mà Công ty Ecopark đã được bảo hộ và đang sử dụng hợp pháp. Hơn nữa, các dấu hiệu này được sử dụng cho hàng hóa trùng với hàng hóa đã đăng ký kèm theo nhãn hiệu “Ecopark”.

Do vậy, “Ecopark” trong cụm từ “Mũi Dinh Ecopark” được coi là trùng đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu nếu giống với nhãn hiệu về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái. Người tiêu dùng thông thường có thể nhầm lẫn dự án “Mũi Dinh Ecopark” thuộc về Công ty cổ phần Ecopark dựa vào sự trùng lặp này.

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh khẳng định hành vi sử dụng nhãn hiệu “Ecopark” của Công ty cổ phần Tập đoàn F.I.T và Công ty cổ phần Crystal Bay có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019), cụ thể Công ty cổ phần F.I.T và Công ty cổ phần Crystal Bay đã có hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho cùng nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Luật sư Lê Ngọc Khánh chia sẻ thêm, khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bên bị xâm phạm quyền nên có các động thái để bảo vệ quyền như: Lập vi bằng hành vi xâm phạm của bên xâm phạm, thực hiện thủ tục giám định yếu tố xâm phạm, gửi văn bản đề nghị các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại dân sự,…

Trong những năm gần đây, tình trạng xâm phạm đối với nhãn hiệu ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ cho chủ sở hữu và làm biến dạng môi trường kinh doanh. Dù thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng đối với các doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình để đảm bảo tốt nhất quyền lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!