TGS law firm giải bài toán pháp lý khó nhằn khi đầu tư liên doanh vào Việt Nam của các “shark ngoại”

Việt Nam đang trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm đã đạt khoảng 6-7% trong những năm gần đây, và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong tương lai. Môi trường chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với việc chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, như ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, đơn giản hóa quy trình đăng ký kinh doanh, tạo ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, những năm gần đây, Việt Nam thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, đặc biệt là đầu tư theo hình thức liên doanh. Tuy nhiên, bài toán pháp lý khi đầu tư liên doanh vào Việt Nam cùng là một dấu hỏi chấm rất lớn đối với các “shark ngoại” để đảm bảo thành công và giảm rủi ro.

Hiện nay, ở Việt Nam có 3 hình thức liên doanh phổ biến được pháp luật quy định bao gồm:

  • Liên doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
  • Liên doanh dưới hình thức cùng góp vốn thành lập một tổ chức kinh tế tại Việt Nam
  • Liên doanh dưới hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam.

Đây là hình thức đầu tư có khá nhiều ưu điểm. Liên doanh cho phép các bên tham gia chia sẻ rủi ro và lợi ích từ hoạt động kinh doanh. Điều này giúp giảm bớt rủi ro cho mỗi bên đối với việc đầu tư và tăng khả năng thành công của dự án. Bên cạnh đó Liên doanh thường mang lại lợi ích từ việc truyền đạt công nghệ và kiến thức giữa các bên tham gia. Nhà đầu tư nước ngoài có thể mang đến công nghệ tiên tiến và quy trình quản lý hiệu quả, trong khi đối tác Việt Nam có thể giúp nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường và khách hàng địa phương một cách dễ dàng hơn. Nhà đầu tư nước ngoài, ngoài việc thu lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận từ việc liên doanh với các doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp hoạt động có lãi thì thành viên liên doanh sẽ được chia lợi nhuận nhưng cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Khi đầu tư liên doanh tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý một số vấn đề pháp lý quan trọng, dưới  đây TGS LAW FIRM đưa ra một số vấn đề pháp lý cần quan tâm khi đầu tư liên doanh tại Việt Nam:

  • Pháp lý và quy định: Hãy tìm hiểu và hiểu rõ các quy định và quyền lợi liên quan đến đầu tư nước ngoài và liên doanh tại Việt Nam. Điều này bao gồm các luật đầu tư, luật doanh nghiệp , luật thuế và các quy định địa phương. Chẳng hạn như : nhà đầu tư nước ngoài cũng cần lưu ý đến phạm vi hoạt động của liên doanh. Bởi có rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý về đầu tư.
  • Đối tác địa phương: Lựa chọn đối tác địa phương đáng tin cậy là rất quan trọng. Hãy nghiên cứu và đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và uy tín của đối tác trước khi tiến hành liên doanh. Ví dụ: Các ngành dịch vụ như Quảng cáo, sản xuất phim, kinh doanh trò chơi điện tử đều yêu cầu đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực này rồi.
  • Chiến lược kinh doanh và quản lý kinh doanh : Xác định rõ mục tiêu, hình thức đầu tư và chiến lược kinh doanh của liên doanh. Điều này giúp đảm bảo rằng cả hai bên có cùng mục tiêu và cam kết đồng thuận về cách thức hoạt động và phát triển kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp khó khăn trong việc quản lý và thực hiện quyền kiểm soát trong liên doanh, đặc biệt khi đối tác địa phương có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định kinh doanh. Hãy thảo luận và thống nhất về cách quản lý và điều hành doanh nghiệp.
  • Quy định về vốn , xác định tỷ lệ vốn , chia sẻ lợi nhuận và quản lý tài chính: Nhà đầu tư nước ngoài cần xem xét các quy định về vốn điều lệ và vốn đầu tư tối thiểu yêu cầu cho các công ty liên doanh. Quy định về vốn này có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành và lĩnh vực đầu tư cụ thể. Xác định rõ cách phân chia vốn và quyền lợi giữa các bên trong liên doanh. Việc xác định tỷ lệ vốn cũng rất quan trọng, lựa chọn việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam nhà đầu tư cần lưu ý về điều kiện này. Vì một số ngành được quy định trong luật đầu tư và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, trong lĩnh vực chứng khoán, công ty đại chúng kinh doanh trong ngành nghề có áp dụng điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%.Hơn nữa, một trong những thách thức của liên doanh là phân chia lợi nhuận giữa các bên tham gia. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp và mâu thuẫn nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng từ đầu. Hãy đảm bảo rằng liên doanh có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính hiệu quả. Theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng các hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự bền vững và lợi nhuận.
  • Rủi ro và bảo vệ pháp lý: Đánh giá rủi ro và đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ pháp lý và thỏa thuận giải quyết tranh chấp được xác định rõ ràng trong hợp đồng liên doanh. Chẳng hạn, Khi tham gia vào liên doanh, có thể tồn tại rủi ro về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là khi chia sẻ công nghệ và kiến thức giữa các bên.
  • Quy định về lao động: Đầu tư liên doanh cũng liên quan đến quy định về lao động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cần tuân thủ quy định về lao động, bao gồm hợp đồng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, và các quy định khác về lao động.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt: Quan hệ tốt giữa các bên trong liên doanh là rất quan trọng để đảm bảo sự hòa thuận và thành công của doanh nghiệp. Liên doanh đòi hỏi sự hợp tác và quản lý chặt chẽ giữa các bên tham gia. Điều này có thể gây ra sự khó khăn trong việc định rõ trách nhiệm, quyền lợi và quyết định, đặc biệt khi có sự khác biệt văn hóa và quyền lực giữa các đối tác.
  • Tìm hiểu văn hóa và thói quen kinh doanh: Hiểu và tôn trọng văn hóa và thói quen kinh doanh của đối tác địa phương là rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt và thành công trong liên doanh.
  • Tìm hiểu về thị trường: Nghiên cứu và hiểu rõ về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp định hình chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Tóm lại, liên doanh có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, song cũng cần xem xét kỹ lưỡng các rủi ro và thách thức liên quan. Việc tư vấn với một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng là một lựa chọn thông minh để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý. Hãng Luật TGS – với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý và đầu tư, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý đối với các dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi tư vấn của chúng tôi rất đa dạng, tùy thuộc yêu cầu hỗ trợ của khách hàng, đa dạng về lĩnh vực như: sản xuất, chế biến, xây dựng, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, công trình thể thao, du lịch, tài chính ngân hàng, văn hoá, giáo dục; khách sạn, nhà hàng… Thế mạnh đặc biệt của Luật TGS bên cạnh đội ngũ nhân sự, chuyên gia có bề dày kinh nghiệm tư vấn thành công cho hàng trăm dự án đầu tư, kiến thức chuyên sâu về hệ thống luật pháp cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam, là sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn am hiểu nhu cầu nhà đầu tư và thị trường quốc tế. Khách hàng của chúng tôi đã được hưởng lợi từ nhiều dịch vụ đa dạng trong quá trình thực hiện các dự án của chúng tôi, bao gồm: cấu trúc và phân phối dự án; phân tích rủi ro; chuẩn bị tài liệu dự án và đàm phán hợp đồng; tài trợ dự án và thẩm định; tư vấn mua lại quyền sở hữu. Chúng tôi cam kết đưa ra các giải pháp pháp lý sáng tạo và phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của bạn. Bên cạnh đó, Tư vấn hợp đồng kinh tế là một trong các thế mạnh của Hãng luật TGS. Chúng tôi đã đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề đàm phán, thực hiện Hợp đồng. Trong các loại Hợp đồng chúng tôi tư vấn, điển hình là Hợp đồng mua bán công ty, hợp đồng chuyển nhượng dự án, hợp đồng hợp tác liên danh, Hợp đồng Hợp tác kinh doanh… mỗi loại Hợp đồng đều có những đặc thù riêng, song chất lượng của hợp đồng là điều chúng tôi quan tâm, trong đó, lợi ích của Khách hàng vẫn là số 1.

Điển hình trong tháng 8/2023 vừa rồi, TGS LAW FIRM đã kí hàng loạt hợp đồng, tư vấn pháp lý đầu tư dự án cho các ông chủ lớn về công nghệ y tế. Cụ thể, B. Braun là một trong những công ty công nghệ y tế lớn nhất thế giới được thành lập ở Đức vào năm 1839 và phát triển trên 64 quốc gia. Trong quá trình hoạt động và phát triển CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM có nhu cầu hợp tác liên danh với CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ THÁI BÌNH DƯƠNG trong một dự án lớn tại Hà Nội. Để sự hợp tác thành công theo đúng quy định của pháp luật, hai ông chủ lớn đã tìm đến TGS để làm chuyên gia, cầu nối tư vấn pháp lý đầu tư , hỗ trợ hợp tác liên danh vững mạnh cho “dự án lớn tại Hà Nội”  lần này. Với bề dày kinh nghiệm tư vấn pháp lý của TGS, với sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác ba bên lần này, TGS tự tin khẳng định sẽ hoàn thành xuất sắc “sứ mệnh tư vấn” của mình, để hai ông chủ lớn BRAUN VIỆT NAM và QUỐC TẾ THÁI BÌNH DƯƠNG thành công hợp tác liên doanh trong dự án lớn này. Chúng tôi cam kết mang đến sự phục vụ chuyên nghiệp, luôn hướng tới sự thành công và tối ưu hóa hiệu quả nguồn lực dự án cho khách hàng. Bạn là một nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến thị trường Việt Nam? Bạn đang tìm kiếm một đối tác pháp lý đáng tin cậy để hỗ trợ bạn trong quá trình đầu tư và phát triển kinh doanh tại đất nước này? Công ty Luật TGS là lựa chọn hoàn hảo cho bạn! Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn và thách thức mà bạn có thể gặp phải khi đầu tư vào một thị trường mới như Việt Nam, và chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn để đảm bảo rằng quyết định đầu tư của bạn là thành công.

»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Báo điện tử Xây dựng đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội): https://baoxaydung.com.vn/dau-tu-lien-doanh-tai-viet-nam-cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-can-luu-y-gi-360730.html

 
call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!