Tư vấn giành quyền nuôi con vì chồng có hành vi bạo lực

Câu hỏi: Hiện tôi đang sống tại quận Hai Bà Trưng cùng với con (bé được 4 tuổi rồi). Từ khi cưới nhau, chồng tôi đánh tôi rất nhiều lần. Trong thời gian tôi mang bầu và sinh con, chồng tôi làm trong Sài Gòn. Để mặc mẹ con tôi tự chăm sóc lẫn nhau, không quan tâm, thăm nom gì. Anh ta cũng không hề hỗ trợ tiền sinh hoạt cho tôi, toàn bộ tiền sinh hoạt gia đình, tiền học của con đều do tôi lo. Giờ thêm việc phát hiện chồng tôi có người khác trong Sài Gòn. Tôi rất chán và muốn ly hôn. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi giành quyền nuôi dưỡng con sau ly hôn, được không ?

Luật sư tư vấn :

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi nhờ sự trợ giúp của Công ty luật TGS, đối với trường hợp của bạn sau khi nghiên cứu thì chúng tôi tư cho bạn theo quan điểm như sau :

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn thì:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Ngoài ra còn có pháp luật quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn tại điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Trong trường hợp của chị, vì cháu đã đủ 4 tuổi nên người bố cũng vẫn có quyền được trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn.

Nếu chị muốn giành quyền nuôi con thì chị nên trình bày và đưa ra tòa những căn cứ về điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn của cha mẹ.

Cùng với những căn cứ trên, chị nên đưa ra những căn cứ về việc người cha thờ ơ, không quan tâm chăm sóc con. Bỏ mặc mọi trách nhiệm nuôi dạy con cho chị. Ngoài ra người cha còn thường xuyên có hành vi bạo lực đối với chị, đó là hành vi đáng lên án và không nên để trẻ tiếp xúc với những hành vi không hay đó.

Tại Điều 83 Luật HNGĐ năm 2014 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

– Và khi chị giành được quyền trực tiếp nuôi con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng cho con có thể vợ chồng chị tự thỏa thuận, nếu không có thể nhờ tòa giải quyết.

Câu hỏi 2: Thưa luật sư, tôi kết hôn năm 2008, có 1 người con chung với chồng. Chồng tôi làm kỹ sư xây dựng thu nhập ổn định, tuy nhiên do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp khách nên anh ấy thường về nhà trong trạng thái say xin và đôi lúc la mắng đánh đập vợ. Tôi ở nhà nuôi con, phụ thuộc hoàn toàn vào tài chính của chồng do đó tôi đã phải cam chịu những tật xấu của anh. Sau khi tỉnh rượu anh ta đều nhận lỗi lầm và xin tôi tha lỗi. Đến tháng 12, 2016 trong một lần sau buổi tiếp khách, chồng tôi trong tình trạng say xỉn về nhà và đã la mắng quát đánh vợ. Con chạy ra xin cha thì anh cũng đánh khiến con anh phải nhập viện theo dõi. Tôi đã yêu cầu ly hôn nhưng vì ở nhà nội trợ nên tình hình tài chính kém hơn chồng, giờ muốn giành quyền nuôi con thì sợ không được. Xin luật sự tư vấn giúp tôi với.

Trả lời:

Trong trường hợp này, vợ chồng bạn của chị nên ngồi lại nói chuyện và giải quyết với nhau. Nếu không thể sống chung với nhau được nữa thì mới bàn đến vấn đề làm thủ tục ly hôn.

1.Về vấn đề nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn thì tại khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3.Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, đầu tiên hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau xem ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn. Nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau được thì lúc này Tòa án sẽ xem xét đến điều kiện nuôi dưỡng con của hai người.

– Điều kiện vật chất: Mức thu nhập, nuôi dưỡng con,…

– Điều kiện tinh thần: Giáo dục, chăm sóc con, nhân phẩm của bố, mẹ,…

Ngoài ra, tại thời điểm khi vợ chồng bạn ly hôn, nếu cháu bé dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ là người được nuôi con. Nếu cháu bé từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa sẽ xem xét đến nguyện vọng của cháu nữa. Tuy nhiên, như lời chị nói thì chị lại không có công việc thu nhập, mà chồng chị rõ ràng có công việc thu nhập ổn định, có thể đảm bào việc nuôi dưỡng cháu tốt hơn chị, cho nên lúc này chồng chị sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.

Mặc dù vậy, như đã nói bên trên, Tòa sẽ xem xét đến cả yếu tố điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, do bố cháu đã từng có hành vi bạo lực với cháu trong quá khứ, chị có thể lấy lý do này để Tòa án xem xét trong quá trình giải quyết ly hôn giữa hai người.

Trân trọng cảm ơn quý khách hàng :

Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn cũng như làm hồ sơ ly hôn,thì hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!